LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG PHÁT ĐIÊN KHI LÀM CHA MẸ? (P1)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG PHÁT ĐIÊN KHI LÀM CHA MẸ? (P1)

(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
----
1. Người lớn có nhiều câu hỏi khi nuôi dạy con cái, nhưng câu hỏi quan trọng tổng quát nhất thường là: “Điều gì là tốt nhất?”

2. Từ những thứ đơn giản nhất như “học cách xếp hàng chờ” đến phức tạp và trừu tượng hơn như “cách giải quyết tranh chấp và xung đột”, người lớn vẫn luôn cần từ ngữ và cách tiếp cận dễ hiểu để giải thích những khái niệm này cho trẻ.

3. Trong Làm thế nào để không phát điên khi làm cha mẹ, các tác giả và chuyên gia độc lập của tổ chức Osvitoriya giải thích cách cùng nhau vượt qua những khoảnh khắc khó khăn trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Họ giúp tìm ra các công cụ giúp mọi người thực hiện quy trình này dễ dàng hơn và xây dựng niềm tin giữa các thế hệ.

4. Trước đây, hầu hết mọi người đều tin rằng ba năm đầu đời ảnh hưởng nhiều nhất đến tính cách con người. Và nếu lúc đó trẻ chưa bắt đầu học thì đã quá muộn. Tâm lý học hiện đại không cho rằng 3 năm đầu đời là định mệnh và khuyên rằng chúng ta nên xây dựng mối quan hệ với trẻ bất cứ khi nào có cơ hội. Vì vậy, bạn không nên bỏ cuộc nếu mắc sai lầm lúc đầu. Mọi người đều không hoàn hảo và bạn có thể cải thiện bằng nỗ lực và thời gian.

5. Đôi khi, chúng ta khó mà nhớ được những lời tư vấn từ các chuyên gia, hay những chiêu dạy con hay đọc được từ cuốn sách. Đặc biệt khi đang lên cơn với con, và con không hợp tác. Trong trường hợp này, nhà phân tâm học Maryna Babushkina khuyên bạn nên mô phỏng tình huống như vậy với vợ/chồng của mình.

6. Ví dụ, khi nói chuyện với vợ, có lẽ bạn sẽ không nói với cô ấy rằng: “Anh chỉ yêu em khi em vâng lời” hay “Em có buồn vì bị mất việc không? Hãy ngừng rên rỉ đi.” Nếu vợ bạn khó chịu, bạn thường sẽ hỏi lý do và đề nghị giúp đỡ. Cũng như với những người thân đã trưởng thành, con bạn cần hiểu rằng bạn sẽ ở bên và yêu thương con trong những lúc khó khăn. 

Làm thế nào để giúp hình thành tính cách của một đứa trẻ

7. Trừng phạt và khen ngợi có vẻ như là những phản ứng trái ngược nhau, nhưng cả hai đều có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách và quá mức. Những công cụ này giúp trẻ hiểu các quy tắc và ảnh hưởng đến khả năng đánh giá bản thân một cách nghiêm túc.

8. Hình phạt phải hợp lý và phù hợp với lứa tuổi. Các quy tắc đưa ra phải có giá trị lâu dài. Đứa trẻ phải biết rằng việc vi phạm các quy tắc sẽ dẫn đến hậu quả.

9. Nhà tâm lý học Yuliya Prylezhnyuk khuyên đôi khi nên cho con đưa ra những quyết định nhất định và thảo luận cách nào để đạt được quyết định đó. Hãy khen ngợi khi con cư xử đúng mực.

10. Nhà tâm lý học trẻ em Olena Shamrai gợi ý nên nói với trẻ những gì con đã làm tốt và lý do tại sao bạn hài lòng với con (Khen ngợi mô tả). Khen ngợi con quá sớm hoặc những thứ quá dễ, quá hiển nhiên có thể khiến con hoài nghi về lời khen, và mất tập trung.

11. Cố gắng đừng nhầm lẫn giữa cảm xúc và lời nói. Nếu bạn cáu kỉnh hoặc khó chịu, hãy tránh đưa ra những lời khen ngợi thờ ơ vì sau này trẻ sẽ khó chấp nhận những lời khen đó.

12. Cha mẹ nên công nhân tính cách của con một cách vô điều kiện. Đừng bao giờ đánh giá tính cách của con. Nó có thể gây hại ở mọi lứa tuổi. Thay vào đó, hãy công nhận chiến thắng nhỏ của con. Ví dụ, nếu đứa trẻ làm sai một việc, nhưng đã học được rất nhiều điều trong thời gian đó, hãy nhấn mạnh kiến thức mới mà con đã học được.

13. Kết quả tích cực thường đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Trẻ em không hiểu thời gian giống như người lớn, vì vậy việc dạy trẻ khả năng chờ đợi là rất quan trọng, dù là xếp hàng tại phòng khám hay đi nghỉ, hay tiết kiệm tiền trong thời gian dài để mua một món đồ yêu thích. Hãy làm quen với thực tế là đôi khi con phải tham gia vào một hoạt động thực tế nào đó, có thể chán ngắt, cho đến khi điều gì đó thú vị xảy ra.

14. Cho con cơ hội thể hiện năng lực, bằng cách đưa ra quyết định hoặc lên kế hoạch cho các hoạt động thú vị và tự quản lý thời gian rảnh của con. Tránh sắp xếp các đầu việc hộ con. Những kỹ năng này giúp con phát triển khả năng độc lập. Con sẽ hiểu rằng con có thể lựa chọn và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

15. Một người nên được khuyến khích ngay từ khi còn nhỏ để suy ngẫm, suy nghĩ chín chắn và nhận ra rằng ai cũng mắc sai lầm, đó là điều bình thường.
(còn tiếp)
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận