Làm thế nào để không phát điên khi làm cha mẹ? (P2)

Làm thế nào để không phát điên khi làm cha mẹ? (P2)


(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
----
Phần 2: Chuẩn bị cho con trước khi đi học như thế nào

1. Khi trẻ con nhỏ, trẻ giao tiếp chủ yếu với cha mẹ tại nhà. Nhưng ngay cả khi ở nhà, bạn vẫn có thể thảo luận về tình bạn với con, bằng phim hoạt hình và sách. Sau ba tuổi, trẻ bắt đầu hiểu được về sự đồng cảm. Đây là lúc chúng ta đọc sách, truyện, nói với con về sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với bạn

2. Từ năm tuổi, trẻ lựa chọn bạn bè thận trọng hơn. Con cần quan sát người lớn kết bạn và giao tiếp trong tình bạn thế nào. Vì vậy khi có mặt trẻ, cha mẹ hãy tích cực trò chuyện tương tác với bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội, làm mẫu để trẻ xem. 

3. Từ 6-8 tuổi, trẻ có thể nói chuyện với những người thân thiết về phẩm chất cá nhân. Trong giai đoạn phát triển này, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng hơn. Nhà phân tâm học Mariia Honcharenko khuyên cha mẹ nên giúp con học cách bảo vệ ranh giới của mình và tôn trọng người khác. Học cách quan tâm đến người khác, yêu cầu giúp đỡ và không bỏ qua những mâu thuẫn giữa các con, mà cần phải giải quyết triệt để, và làm mẫu trong giải quyết mâu thuẫn. 

4. Cha mẹ có thể giúp con giải quyết những mâu thuẫn với bạn nhưng đừng can thiệp quá mức. Tìm hiểu chi tiết và nói chuyện với cha mẹ của đứa trẻ kia nếu có thể. Nếu một đứa trẻ khác thường xuyên tỏ ra hung hăng, bạn nên khuyến khích con bạn nói chuyện với người quản lý tại trường. 

5. Giải thích với con, bài tập về nhà là trách nhiệm của con.Việc học là trải nghiệm cá nhân của con, vì vậy bạn không nên hoàn thành bài tập của con. Tôn trọng tốc độ và nhu cầu nghỉ ngơi của con. Thúc đẩy động lực của con bằng cách cho phép con tận hưởng các hoạt động yêu thích vào cuối tuần.

6. Giành phần khó về mình. Việc quát mắt hay ép buộc thì dễ quá, việc khó nhất là tạo động lực cho con, hỗ trợ và đi thật chậm cùng con. Hãy khuyến khích trẻ học bằng niềm vui và những động lực hiệu quả hơn là trừng phạt hay ép buộc.
(còn tiếp)
—--
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận