TÓM TẮT SÁCH:
The book you wish your parents had read
CUỐN SÁCH BẠN ƯỚC BỐ MẸ MÌNH ĐÃ ĐỌC
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ hay trên thế giới)
—--
Phần 5: Your relationship starts sooner than you think - Mối quan hệ của bạn bắt đầu sớm hơn bạn nghĩ
—--
1. Trước khi trẻ có được kỹ năng nói, trẻ cố gắng giao tiếp với cha mẹ theo những cách khác. Đó có thể là khóc lóc, ôm ấp, chuyển động của tay chân và cơ thể, tiếng la hét và nhiều âm thanh khác nhau. Mặc dù những phương thức giao tiếp này không mang lại nhiều thông tin nhưng bạn phải phản hồi và tương tác với với thông điệp của con.
2. Bạn phải cho con thấy bạn nhìn thấy con, lắng nghe con, và cố gắng hiểu con.
3. Điều quan trọng là phải đáp lại hành động của con. Đi xa hơn nữa, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao con lại có hành vi đó.
4. Hãy tương tác và chơi với con bằng cách chia sẻ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và cảm giác xúc giác. Đó là cuộc trò chuyện im lặng chỉ có hai mẹ con mới có thể tiếp cận được, cuộc trò chuyện này sẽ trở thành nguyên mẫu cho cuộc đối thoại trong tương lai của bạn với đứa con đang lớn của mình. Sự giao tiếp như vậy xảy ra ở cấp độ vật lý (động chạm, tương tác), không cần lời nói, nhưng điều này giúp bạn phát triển mối quan hệ sâu sắc với con mình.
5. Trẻ mới biết đi thậm chí có thể điều chỉnh nhịp thở của mình, điều chỉnh nó theo nhịp thở của cha mẹ. Bạn có thể dùng nó để xoa dịu một đứa trẻ đang khóc: hít thở sâu và nhẹ nhàng trước mặt con, mặt đối mặt, để con copy theo. Trẻ thể hiện sự tin tưởng vào bạn khi hơi thở của con đồng bộ với hơi thở của bạn. Nó tăng cường kết nối của bạn và con. Bạn cũng thấy hiện tượng này khi bạn hát cùng con, bạn và con sẽ tự động điều chỉnh hơi thở và nhịp điệu theo nhịp điệu của bài hát.
6. Khi bạn phản ứng lại hành động của con, bạn không chỉ hướng dẫn con mà còn cho phép con ảnh hưởng đến bạn. Vì vậy, bạn cho con biết con có giá trị, những mong muốn và nhu cầu của con rất quan trọng và bạn sẽ thỏa mãn những nhu cầu này. Đó là cách hình thành các mối quan hệ bình đẳng và đầy đủ. Tại thời điểm này, bạn đang mang lại cho con mình một tình cảm tuyệt vời bằng kiểu gắn bó an toàn. Theo nguyên tắc này, con sẽ xây dựng được những mối quan hệ trong tương lai với người khác.
7. Ngược lại, nếu đứa trẻ không nhận được phản ứng tích cực từ cha mẹ trước những nỗ lực giao tiếp của mình, con có thể mắc chứng lo âu hoặc né tránh khi trưởng thành. Khi bạn phớt lờ con mình, bạn cho thấy con không thể ảnh hưởng đến bạn, khiến con cảm thấy bất lực.
8. Bằng cách không đáp lại đủ các tín hiệu của trẻ, chúng ta vô tình dạy trẻ đừng cố gắng.
(Còn tiếp)
—-
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
The book you wish your parents had read
CUỐN SÁCH BẠN ƯỚC BỐ MẸ MÌNH ĐÃ ĐỌC
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ hay trên thế giới)
—--
Phần 5: Your relationship starts sooner than you think - Mối quan hệ của bạn bắt đầu sớm hơn bạn nghĩ
—--
1. Trước khi trẻ có được kỹ năng nói, trẻ cố gắng giao tiếp với cha mẹ theo những cách khác. Đó có thể là khóc lóc, ôm ấp, chuyển động của tay chân và cơ thể, tiếng la hét và nhiều âm thanh khác nhau. Mặc dù những phương thức giao tiếp này không mang lại nhiều thông tin nhưng bạn phải phản hồi và tương tác với với thông điệp của con.
2. Bạn phải cho con thấy bạn nhìn thấy con, lắng nghe con, và cố gắng hiểu con.
3. Điều quan trọng là phải đáp lại hành động của con. Đi xa hơn nữa, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao con lại có hành vi đó.
4. Hãy tương tác và chơi với con bằng cách chia sẻ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và cảm giác xúc giác. Đó là cuộc trò chuyện im lặng chỉ có hai mẹ con mới có thể tiếp cận được, cuộc trò chuyện này sẽ trở thành nguyên mẫu cho cuộc đối thoại trong tương lai của bạn với đứa con đang lớn của mình. Sự giao tiếp như vậy xảy ra ở cấp độ vật lý (động chạm, tương tác), không cần lời nói, nhưng điều này giúp bạn phát triển mối quan hệ sâu sắc với con mình.
5. Trẻ mới biết đi thậm chí có thể điều chỉnh nhịp thở của mình, điều chỉnh nó theo nhịp thở của cha mẹ. Bạn có thể dùng nó để xoa dịu một đứa trẻ đang khóc: hít thở sâu và nhẹ nhàng trước mặt con, mặt đối mặt, để con copy theo. Trẻ thể hiện sự tin tưởng vào bạn khi hơi thở của con đồng bộ với hơi thở của bạn. Nó tăng cường kết nối của bạn và con. Bạn cũng thấy hiện tượng này khi bạn hát cùng con, bạn và con sẽ tự động điều chỉnh hơi thở và nhịp điệu theo nhịp điệu của bài hát.
6. Khi bạn phản ứng lại hành động của con, bạn không chỉ hướng dẫn con mà còn cho phép con ảnh hưởng đến bạn. Vì vậy, bạn cho con biết con có giá trị, những mong muốn và nhu cầu của con rất quan trọng và bạn sẽ thỏa mãn những nhu cầu này. Đó là cách hình thành các mối quan hệ bình đẳng và đầy đủ. Tại thời điểm này, bạn đang mang lại cho con mình một tình cảm tuyệt vời bằng kiểu gắn bó an toàn. Theo nguyên tắc này, con sẽ xây dựng được những mối quan hệ trong tương lai với người khác.
7. Ngược lại, nếu đứa trẻ không nhận được phản ứng tích cực từ cha mẹ trước những nỗ lực giao tiếp của mình, con có thể mắc chứng lo âu hoặc né tránh khi trưởng thành. Khi bạn phớt lờ con mình, bạn cho thấy con không thể ảnh hưởng đến bạn, khiến con cảm thấy bất lực.
8. Bằng cách không đáp lại đủ các tín hiệu của trẻ, chúng ta vô tình dạy trẻ đừng cố gắng.
(Còn tiếp)
—-
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
Viết bình luận
Bình luận