Podcast

142. BAO NHIÊU TỰ DO CHO CON LÀ VỪA?

Việc con tách khỏi cha mẹ và có nhiều quyết định độc lập có thể khá đáng sợ với nhiều cha mẹ. Khi buông tay, tức là chúng ta mất đi một số kiểm soát quen thuộc. Bạn cho rằng, con có thể đang gặp nguy hiểm, hoặc con có hành vi không chấp nhận được.

Hãy cùng Life Mentor khám phá xem: "Bao nhiêu tự do cho con là vừa" nhé

 

141. BÍ KÍP 100% THÀNH CÔNG KHI "GIẢI QUYẾT CÔNG CHUYỆN" VỚI TUỔI TEEN

Nếu cha mẹ gắn bó với con, và hướng dẫn con cách ra quyết định từ sớm, con sẽ có kĩ năng phân tích vấn đề và ra quyết định tốt hơn. Chúng ta đều biết điều đó giúp con khôn ngoan hơn, an toàn hơn, nhưng chúng ta không kiên trì lắm khi giáo dục con những bài học vụn vặt này.Mời các bạn lắng nghe tập podcast "Bí kíp 100% thành công khi "giải quyết công chuyện" với tuổi teen" nhé

 

140. CHÍNH CHA MẸ CŨNG THAY ĐỔI KHI CON VÀO TUỔI TEEN MÀ KH NHẬN RA ĐẤY (P2)

Chúng ta cứ tưởng rằng việc thay đổi thái độ, hành vi là từ 1 phía của con. Gánh nặng mối quan hệ thực ra đang trút lên vai cả bố mẹ và con. Ngay khi cha mẹ đang phải trải qua thời gian khó khăn làm quen với tuổi dậy thì của con, thì chính đứa con tuổi teen cũng đang trong thời gian khó khăn như vậy, để làm quen với những thay đổi từ cha mẹ.

Hãy cùng Life Mentor khám phá podcast: "Chính cha mẹ cũng thay đổi khi con vào tuổi teen mà không nhận ra đấy (P2)" nhé

 

139. CHÍNH CHA MẸ CŨNG THAY ĐỔI KHI CON VÀO TUỔI TEEN MÀ KH NHẬN RA ĐẤY (P1)

Hoá ra, chính cha mẹ cũng có nhiều thay đổi khi con bước vào tuổi teen, chứ không phải chỉ có con thay đổi. Hãy cùng Life Mentor khám phá podcast: "Chính cha mẹ cũng thay đổi khi con vào tuổi teen mà không nhận ra đấy (P1)" nhé

 

138. RESET GAME CHƠI LẠI TỪ ĐẦU

Giả sử con bạn 6 tuổi, bắt đầu vào lớp 1. 16 năm nữa khi con 22 tuổi, bắt đầu bước vào thị trường lao động, thế giới đã lộn ngược 180 độ luôn rồi. Hãy nhớ lại 16 năm trước, chúng ta còn mông muội thế nào.Có rất nhiều nghề nghiệp mới chưa từng có sẽ sinh ra, và cũng hàng trăm nghề nghiệp hiện nay sẽ mất đi.

Có rất nhiều công nghệ ra đời, và nhiều việc làm sẽ bị thay thế hoặc phải thích ứng.

Vậy cha mẹ phải làm gì?

Mời các bạn lắng nghe tập podcast: "Reset game chơi lại từ đầu" nhé

137. CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TRẢ MỘT MỨC HỌC PHÍ SIÊU CAO ĐỂ ĐI DU HỌC?

Nhiều năm qua đã có nhiều bạn trẻ Mỹ sang Châu Âu du học với mức học phí vừa phải, để khỏi phải trả nợ học phí trong mấy mươi năm cuộc đời. Vậy cớ sao dân trung lưu Việt Nam ta phải khổ sở bon chen bằng được sang Mỹ? Nhà giàu hay các học sinh siêu sao thì tất nhiên nhắm Mỹ là điều dễ hiểu, nhưng gia đình trung lưu cần biết thêm các lựa chọn và nắm bắt cơ hội trong tầm tay.
Hãy cùng Life Mentor khám phá việc có nhất thiết phải trả một mức học phí siêu cao để đi du học

 

136. NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "DẠY CON KỸ NĂNG TỰ ĐÚC KẾT VÀ TÌM RA QUY LUẬT" - #LIFEMENTORTALK6

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể.

135. NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "CON CẦN CÓ NHỮNG SAI LẦM XÃ HỘI ĐỂ TỰ RÚT KINH NGHIỆM" - #LIFEMENTORTALK5

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể.

134: NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "TÔI KHÔNG DẠY TRẺ NGHE LỜI, TÔI DẠY TRẺ CÓ NĂNG LỰC HỢP TÁC" - #LIFEMENTORTALK4

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp, điều mà chắc chắn sẽ truyền sang thế hệ kế tiếp.

 

133. NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN THÁI ĐỘ SỐNG, NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ" - #LIFEMENTORTALK3

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp, điều mà chắc chắn sẽ truyền sang thế hệ kế tiếp.

 

132. NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "CHỈ CẦN DẠY GIÁ TRỊ CỐT LÕI, KỸ NĂNG NHỎ LẺ, TRẺ CÓ THỂ TỰ HỌC" - #LIFEMENTORTALK2

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp, điều mà chắc chắn sẽ truyền sang thế hệ kế tiếp.

 

131. NHÀ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN: "NẾU ĐỦ GẮN KẾT, NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP SẼ TRUYỀN ĐƯỢC ĐẾN CON" - #LIFEMENTORTALK1

#LifeMentorTalk cùng bạn lắng nghe hành trình đồng hành cùng con của Nhà giáo dục Nguyễn Thị Hồng Liên - chị không chỉ là một nhà giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm mà còn là một phụ huynh xuất sắc.

Mới đây, con trai chị đã hoàn thành chương trình học homeschooling của Mỹ và đỗ nhiều trường đại học quốc tế. Chị Hồng Liên sẽ chia sẻ với chúng ta về phương pháp giáo dục độc đáo mà chị đã áp dụng, những giá trị gia đình quan trọng mà chị đã truyền đạt với con cái, và những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình nuôi dạy con.

Nếu bạn là người quan tâm đến việc nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp sớm cho con cái, đừng bỏ lỡ tập podcast đặc biệt này với Chị Hồng Liên. Hãy cùng nhau khám phá cách mà gắn kết gia đình có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp, điều mà chắc chắn sẽ truyền sang thế hệ kế tiếp.

 
130. CHA MẸ ĐÓNG 7 VAI TRÒ KHI TƯƠNG TÁC VỚI CON
Hàng ngày, trong lúc tương tác với con, cha mẹ đóng rất nhiều vai trò nhé, nhưng chúng ta không nhận ra đâu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cha mẹ đang đóng vai nào. Ví dụ như tính cách cha mẹ, một kiểu làm cha mẹ nào đó mà chúng ta mới học được, mong muốn, kì vọng vào con, sự khó khăn khi giao tiếp với con, cách giao tiếp với con và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Tại một thời điểm, chúng ta sẽ đóng một trong những vai sau. Tuy nhiên, ở mức độ vừa phải thì ok, nhưng đôi khi cha mẹ “nhập tâm quá”, đóng vai kĩ quá, hoặc kém linh động quá, cứng nhắc quá, nên gây ảnh hưởng, cản trở sự phát triển của con, đặc biệt là ngôn ngữ. Chúng ta cùng Life Mentor tìm hiểu nhé.
127. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON TỪ CẤP 2
Định hướng nghề nghiệp cho con được khởi đầu, ươm mầm từ trong gia đình, nhà trường và sau đó kết nối các trợ giúp từ xã hội thì khi trẻ chính thức lựa chọn nghề nghiệp sẽ đỡ hoang man và lúng túng bởi con đã hiểu bản thân mình và đủ trải nghiệm trong nghề.
126. CHẤP NHẬN CON? THẾ NÀO MỚI THỰC SỰ LÀ CHẤP NHẬN? 
Chuyện con cái che giấu cảm xúc của mình trước cha mẹ, từ chối chia sẻ với cha mẹ những gì mình thực sự nghĩ là điều rất phổ biến. Biểu hiện rõ nhất là: con có 2 facebook (1 là con người thật của con, 1 để kết bạn với cha mẹ), hay lúc ở trường thì 1 nhân cách, về nhà lại 1 nhân cách khác.
125. VẤN ĐỀ CỦA AI TRẢ VỀ CHO NGƯỜI ĐÓ
Các cha mẹ hay bị cường điệu hoá, và tự cho rằng mình là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giải quyết vấn đề của con cái, thay vì khuyến khích và hỗ trợ con giải quyết vấn đề của bản thân. Thực ra, chúng ta đã quá vội vàng nhảy vào giải quyết hộ, và đánh giá thấp năng lực tư duy và giải quyết vấn đề của con đấy
124. SAO ĐÃ HỌC TRƯỜNG QUỐC TẾ CÒN BÀY ĐẶT HOMESCHOOLING
Đời chả biết thế nào. Đó là câu của các cụ, thay cho chữ VUCA đang rất mốt hiện nay. Đặc biệt các gia đình mang yếu tố quốc tế một chút, thì lúc nào cũng VUCA. Không ổn định chắc chắn kiểu truyền thống được đâu. Nên homeschooling là một phương án chắc chắn, và cứu rỗi cho nhà mình khỏi rất nhiều hoang mang.
123. TƯƠNG LAI THUỘC VỀ NGƯỜI CÓ ƯỚC MƠ LỚN
Mình đang nhìn thấy hiện tượng học, cày, cạnh tranh, chen chân vào những trường tốt nhất của Hàn Quốc những năm 80-90 thế kỉ trước ở Việt Nam mình. Tụi nhỏ bây giờ học hành và cạnh tranh vất vả quá. Nhưng lại có nhiều đốm sáng. Đó là nhiều gia đình “đi tắt đón đầu”, họ bỏ qua sự cạnh tranh, đấu đá và quá nhiều chữ nghĩa
122. CHA MẸ LÀ NGƯỜI DẪN LỐI CHO CON 
Trẻ con sẽ hiểu rằng, những gì cha mẹ hành động là “làm mẫu”, và thông điệp gửi đến con sẽ là “cha mẹ mong đợi con cũng cư xử như vậy.” Ví dụ, khi cha mẹ gặp biến cố lớn, mà cứ cuống cả lên không biết đối mặt với những cảm xúc thất vọng, khổ đau thế nào, sẽ ảnh hưởng đến cách con điều chỉnh cảm xúc của mình.
121. THÊM MỘT NGƯỜI BẠN 
Bằng một quyền năng nào đó, vũ trụ gửi đến cho chúng mình rất nhiều các bà mẹ trẻ, khoảng 8x-9x, giỏi giang, đã từng thành công trong sự nghiệp của họ. Điều quý giá nhất là, rất nhiều trong số đó khởi nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, ban đầu là để phục vụ con. Nhưng hầu hết họ đều giỏi quá, nên phục vụ con rồi trở thành phục vụ cả nước, cả nhân loại.
120. CHUYỆN NẾP NHÀ 
Chữ nếp nhà gói gọn trong nó đầy đủ văn hoá, nền tảng đạo đức, và thói quen của một gia đình. Đó là những quy tắc tích cực truyền từ đời ông bà cha mẹ đến con cháu, để điều chỉnh hành vi của trẻ nhỏ.
119. LẮNG NGHE TÍCH CỰC CẦN NHIỀU HƠN MỘT CHỮ NGHE
Những đứa trẻ, dù nhỏ hay lớn, đều cần biết rằng bố mẹ sẽ lắng nghe mình nói, hiểu mình. Có người nghe thì trẻ mới nói. Hôm nay trẻ nói về mấy chuyện học hành chơi chơi, bạn bè trên lớp, nếu cha mẹ chịu nghe, chịu kết nối, thì ngày mai trẻ mới nói cho chúng ta nghe về những hy vọng, những dự định, những mối quan hệ, những tình yêu, những va vấp trong cuộc đời.
118. QUYỀN RIÊNG TƯ, GIÁM SÁT VÀ SỰ TIN CẬY DÀNH CHO CON
Con có thể thích ở một mình, từ đó con có cơ hội khám phá những ý tưởng mới, cảm xúc và sở thích mới. Đây cũng là giai đoạn con “định vị” bản thân, tìm hiểu bản thân là người như thế nào hoặc muốn trở thành người như thế nào
117. CÂN BẰNG - QUY LUẬT ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂU BỀN VỮNG
Chúng ta hay nói đến khái niệm "cân bằng cuộc sống", "phát triển cân bằng". Phải thừa nhận rằng sự mất cân bằng hiện nay đang xảy ra trong rất nhiều ngõ ngách của cuộc sống. Mọi sự mất cân bằng đều phải trả giá, đôi khi rất đắt. Vậy làm sao để có được sự cân bằng.
116. CHA MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ NGHIỆN INTERNET
Nghiện Internet ở trẻ em là một mối quan tâm ngày càng tăng. Truy cập trực tuyến là một phần quan trọng của thế giới hiện đại và là một công cụ quan trọng trong việc giáo dục con cái của chúng ta. Ngoài ra, nó là một phương tiện giải trí cao và nhiều thông tin. Tuy nhiên, chính những tiện ích này cũng làm cho nó trở thành một thứ hấp dẫn đối với nhiều trẻ em. Hấp dẫn đến mức không thể kiểm soát được hành vi.
115. SEX KHÔNG SAI NHƯNG...
Chuyện s.e.x xảy ra với bọn trẻ càng muộn càng tốt, không phải vì “giữ sự trinh tiết để làm giá” mà đến tuổi trưởng thành, khi con người đã phát triển hoàn thiện về mặt sinh học và nhân cách thì vẫn tốt hơn. Đặc biệt là với con gái, vì chuyện này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, cho dù có sử dụng các biện pháp tránh thai thì rủi ro vẫn có thể xảy ra.
114. GIVE ATTENTION - HÃY CHÚ Ý NHIỀU ĐẾN CON
Mọi sự lạm dụng và bỏ bê trẻ đều để lại vết sẹo lâu dài. Đặc biệt những nỗi đau tình cảm và nỗi cô đơn khi bị cha mẹ bỏ quên có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời, làm tổn hại đến ý thức của trẻ về bản thân, các mối quan hệ trong tương lai và khả năng thành công ở trường cũng như trong cuộc đời sau này.
113. DẠY CON YÊU ĐƯƠNG ĐÚNG CÁCH - GIỮ KHOẢNG CÁCH ĐÚNG MỰC 
Trẻ tuổi teen thì hăng hái bước ra cuộc sống, lao vào các mối quan hệ xã hội và tình cảm. Còn cha mẹ thì ở thái cực ngược lại, trì hoãn và cố níu để con mình “trẻ con” lâu thêm chút nữa. Điều này thường gây nên xung đột và rất nhiều bất mãn vì sự “quá vô lý này” của cha mẹ.
112. CON GÁI TÔI THÍCH PHẤN SON VÀ TRANG ĐIỂM, TÔI PHẢI LÀM SAO?
Con gái, đa số đứa trẻ nào chẳng muốn làm điệu, làm đẹp để cho mình thật xinh. Đặc biệt trong độ tuổi dậy thì, các con càng có nhu cầu đó nhiều hơn bởi đó là lúc con đang hình thành một phong cách cá nhân, gây ấn tượng với bạn bè xung quanh, và tự hào là trung tâm của sự chú ý. Trước hết phụ huynh HÃY COI CHUYỆN NÀY LÀ BÌNH THƯỜNG, ĐƯƠNG NHIÊN PHẢI XẢY RA.
111. CẢM XÚC XÃ HỘI - ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI DẠY CHO TRẺ
“Giáo dục cảm xúc xã hội” (Social Emotion Education) đã trở thành cụm từ rất nóng trong những năm gần đây, vì những lý do rất chính đáng. Đây là những kỹ năng giúp con người hòa nhập xã hội và đối phó với cảm xúc phức tạp của bản thân.
110. TỐNG TIỀN TÌNH DỤC ONLINE, CHUYỆN NGHIÊM TRỌNG HƠN CHÚNG TA NGHĨ ĐẤY!
Chúng ta ít khi đưa cho con một con dao sắc khi chưa dạy con cách cầm. Cũng không ai đưa cho con nghịch lửa mà không cảnh báo cho con về nguy hiểm. Vậy mà dường như hiện nay, các cha mẹ đang cho con tiếp cận với môi trường Internet đầy thông tin hữu ích, cũng đầy hiểm nguy, mà không hề hướng dẫn con hoặc nếu có thì sự giáo dục cho con về Internet cũng chưa thật sự đầy đủ và cụ thể...
109. CON TÔI ĂN TRỘM TÔI PHẢI LÀM SAO?
Cho dù là đứa trẻ 5 tuổi cố tình mang đồ chơi từ trường về nhà.Hay cô bé tuổi lên 14 bỏ túi lọ sơn móng tay từ cửa hàng.Việc phát hiện ra con bạn cố tình lấy trộm thứ gì đó có thể khiến bạn hết hồn.
108. KẾT NỐI VỚI CON TUỔI TEEN  
Các bạn nhỏ bước vào tuổi teen, tự nhiên có vẻ xa lánh, muốn độc lập khỏi cha mẹ, nhưng trong sâu thẳm các bạn ấy luôn muốn được tham gia vào công việc gia đình và muốn biết rằng cha mẹ vẫn yêu thương và chăm sóc mình.
107. NÓI CHUYỆN VỚI TRẺ LÀ VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI LÀM MỖI NGÀY   
Đừng đợi trẻ tìm đến mình khi có rắc rối. Cha mẹ nên chủ động tìm đến con để trò chuyện. Teen nếu có khả năng giao tiếp cởi mở với bạn bè, và người lớn xung quanh sẽ có cảm giác tốt hơn về bản thân, có nhiều khả năng tránh áp lực từ bạn bè và xây dựng được lòng tin ở bản thân, và có thể xử lý tốt mọi trường hợp xảy ra trong cuộc sống.
106. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON LUÔN MUỐN CHIA SẺ  
Thật khó để nhận ra ranh giới, khi nào nên cho trẻ không gian riêng và khi nào nên tiếp tục cố gắng. Vì vậy, cha mẹ rất cần HỌC VÀ NHẬN THỨC ĐƯỢC CÁC DẤU HIỆU TRẦM CẢM PHỔ BIẾN
105. ĐIỂM RƠI VÀ BẢN ĐỒ CUỘC ĐỜI  
Sẽ rất khó để một ngày, bạn nhận ra là mình không thích đại học trong nước, rồi bạn bỏ tất cả, và quyết định BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU và nộp đơn đi du học. Điều đó cũng có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ thành công cực kì thấp. Nếu có, chắc bạn sẽ lên hàng chục tờ báo hàng đầu Việt Nam với những dòng tít đắt giá luôn. 
104. PEER PRESSURE LÀ CÁI CHI?  
Ảnh hưởng của bạn bè (peer influence) và Áp lực ngang hàng (peer pressure) là hai khái niệm cha mẹ nên có trong từ điển của mình. Bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đồng hành cùng con trẻ bước qua tuổi teen một cách dễ dàng hơn
103. GIÚP CON QUẢN LÝ ÁP LỰC TỪ BẠN BÈ 
Một ngày, khi đứa trẻ của bạn về nhà, đòi một cái iPhone, ăn mặc theo kiểu kì quái, hay cư xử lố lăng, và chúng nói rằng: “Ở trường con, bạn nào cũng làm thế.... Bạn nào cũng có, con cũng phải có như vậy”...... thì đó là lúc cha mẹ nên tận dụng tình huống để hướng dẫn con một bài học quan trọng.
102. CHUYỆN NẾP NHÀ
Nếp nhà không chỉ là những cách ứng xử, là lời ăn tiếng nói, mà còn là tình yêu đối với truyền thống văn hóa gia đình. Đó là một cách giữ gìn dòng chảy văn hoá, truyền lại cho các thế hệ sau những di sản tốt đẹp.
101. kỂ CHUYỆN SCOUT

Scout (hay scouting) bắt nguồn từ một vị trung tướng trong quân đội Anh, Robert Baden Powell, từ năm 1907. Ông dựa trên các hoạt động huấn luyện quân đội, để thiết kế ra chương trình để đào tạo kỹ năng sinh tồn cho nam, nữ hướng đạo sinh tuổi thiếu niên.

100. GIÁO DỤC MỘT ĐỨA TRẺ CẦN CẢ MỘT NGÔI LÀNG

Thực sự để giáo dục một đứa trẻ tử tế, cần phải có sự góp công của 1 ngôi làng (ngạn ngữ Châu Phi “It takes a village to raise a child”), một gia đình nền nếp, một ngôi trường tử tế, những hàng xóm và bạn bè có nếp sống văn minh lịch sự.

99. MỘT NGHỀ HAY NHIỀU NGHỀ 

Nhiều người trong chúng ta cũng có sở thích cá nhân, nhưng chưa bao giờ đủ để biến điều đó thành nghề, thành kỹ năng xuất sắc, mà có thể sống dựa vào đó cả.

98. BÀ MINH CÓ MỘT ƯỚC MƠ

''Bà Minh không hề kèm cặp con cái từng môn, bà không giúp kiếm tìm tài liệu, bà không tìm hộ các nguồn học bổng, bà Minh chỉ gieo ước mơ.

97. CON 8 TUỔI CHA MẸ PHẢI GÕ CỬA

Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải dạy con về quyền riêng tư! Ý nói người lớn phải tôn trọng không gian riêng tư của con (bao gồm vật dụng, đồ chơi, sinh hoạt và cả môi trường... không khí quanh người nó nữa)!

96. CON TÔI ĂN TRỘM, TÔI PHẢI LÀM SAO?

Con ăn trộm, đúng là một nỗi đau ám ảnh của cha mẹ. Cho dù là đứa trẻ 5 tuổi cố tình mang đồ chơi từ trường về nhà. Hay cô bé tuổi lên 14 bỏ túi lọ sơn móng tay từ cửa hàng. Việc phát hiện ra con bạn cố tình lấy trộm thứ gì đó có thể khiến bạn hết hồn.

95. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ - TUỔI NÀO DẠY GÌ?
Nhiều cha mẹ gửi câu hỏi về cho Life Mentor hỏi về việc giáo dục giới tính cho trẻ con, với muôn vàn băn khoăn, lo lắng. Tại Life Mentor, chúng tôi luôn nói “Giáo dục giới tính bắt đầu càng sớm càng tốt”, và các thói quen, phẩm chất khác cũng như vậy.
 
 
94. KHI TRẺ BẮT ĐẦU YÊU, CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
Người lớn chúng ta chắc chắn ai cũng đều nhớ về crush đầu tiên của mình, nụ hôn đầu tiên hay sự tan vỡ đầu tiên của mình. Nhưng khi con bước vào tình yêu, cha mẹ phải làm gì?
 
93. LÀM SAO ĐỂ GẮN KẾT VỚI CON TUỔI TEEN
Khi con bước vào tuổi teen, dường như con thay đổi đột ngột, cha mẹ không còn nhận ra đứa trẻ dễ thương, dễ bảo ngày nào nữa. Đứa trẻ của ta tự nhiên giống như một người ngoài hành tinh rớt xuống trái đất.
 
92. KHÔNG MẤT NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ LÀM MỘT ĐỨA TRẺ HẠNH PHÚC
Nếu hỏi bất kỳ người mẹ nào điều gì họ mong muốn cho con mình nhất, gần như 100% câu trả lời sẽ là muốn con được hạnh phúc. Ngoài sức khỏe, gần như ai ai cũng muốn con mình lớn lên hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của mình.
 
91. VẾT SẸO TRÊN SÀN NHÀ
Mặt sàn phòng khách nhà tôi, được lát bằng gạch gốm đồng chất, một loại vật liệu rất rắn chắc, có một vết lõm to bằng đầu ngón tay, rất rõ, cho biết rằng đã phải có một tác động rất mạnh lên bề mặt vô cùng rắn chắc đó. Nó là hậu quả của một cơn nóng giận.
 
90. NHÀ NÊN LÀ NƠI AN TOÀN VÀ RIÊNG TƯ NHẤT CHO TRẺ
Ban đầu tôi đã định không chia sẻ chuyện này vì nếu không khéo sẽ thành kể lể ấm ức nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại thì câu chuyện này có thể sẽ hữu ích cho một số ai đó đang tập làm cha mẹ như mình.
 
89. CON NGƯỜI CÔNG CỤ
Con trai 13 tuổi chia sẻ trên đường về nhà. Có một thí nghiệm mới về lòng trắc ẩn rất hay, con mới xem. Thí nghiệm này liên quan tới các tội phạm chiến tranh. Chủ đề này bọn con đang học ở trường. Bọn con tranh luận với nhau xem trong Thế chiến thứ 2, những người Đức đã nhận lệnh từ cấp trên để giết hàng nghìn người Do Thái, họ có phải là tội phạm hay không.
 
88. CÙNG TRẺ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Năm 2017, cả nhà tôi đi chơi Đài Loan. Khi ấy cháu lớn nhà tôi 10 tuổi. Thích công nghệ, biết Đài Loan tiên tiến về công nghệ và có một khu chợ công nghệ lớn ở Đài Bắc, cháu đề nghị cho cháu đến đó xem. Thời điểm đó có một thứ đồ chơi bắt đầu phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có bán. Đó là con quay tay spinner, được làm bằng hợp kim, nhựa và vòng bi nhỏ, nắm vừa trong lòng bàn tay với nhiều màu sắc khác nhau.
 
87. TÌNH SAI TRÁI
Trên đường về nhà, con trai 14 tuổi hỏi:

- Bạn gái đầu tiên của bố là ai?

- Bạn gái tức là phải yêu nhau á?

- Vâng

86. TRANG BỊ GÌ CHO CON THỜI BUỔI NÀY

Xã hội ngày nay thay đổi quá nhanh. “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” đã quá lạc hậu. Giờ già vẫn yêu khỏe và giờ trẻ nhiều tri thức mới hơn. Già bây giờ phải học trẻ chứ không phải trẻ học già nữa. Có những nghề mới bây giờ thế hệ chúng ta còn chả biết chúng tồn tại. Thế giới đã thay đổi nhiều quá so với những toan tính và dự định dựa trên kinh nghiệm, giờ phải nhận ra xu hướng để theo.
 
85. TRƯỜNG TÂY DẠY TOÁN
Mỗi nhóm dùng một khoản tiền giả định đầu tư vào sàn dầu lửa xem nhóm nào được nhiều tiền lời nhất. Rất đơn giản. Thầy giáo đưa ra các số liệu đầu vào, bao gồm số tiền để đầu tư, giá dầu lửa trên sàn quốc tế trong một số năm liên tiếp.
 
84. TẬP KỸ NĂNG KIẾM SỐNG CHO TRẺ
Kiếm mồi là một trong những kỹ năng quan trọng để sống sót, tất nhiên. Trong môi trường thiên nhiên hoang dã thì kiếm sống hay kiếm mồi là các kỹ năng săn bắt và hái lượm. Trong môi trường xã hội, cũng hoang dã chẳng kém, thì kiếm sống là kỹ năng tìm ra nhu cầu của người khác mà bản thân mình có khả năng đáp ứng được.
 
83. CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN?
Khi một bạn nhỏ bước vào tuổi teen, trẻ có thể có những quyết định trông có vẻ ngớ ngẩn kì lạ. Từ việc say xỉn trong bữa tiệc của bạn bè, đến lựa chọn trang phục phải quái quái một chút, hay phải gây chú ý giữa chốn đông người, hay có những trò nghịch dại với hậu quả không hề nhẹ.
 
82. LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN TRẺ NÓI DỐI?
Bố mẹ luôn muốn con lúc nào cũng thật thà, nhưng thực tế là trẻ nào mà chẳng nói dối, không lúc này thì lúc khác. Thật ra, nói dối là một phần tự nhiên trong sự phát triển của trẻ và trong hầu hết các trường hợp, trẻ đang phát triển tư duy nên mới sinh ra nói dối.
 
81. 5 MẸO NHANH ĐỂ CHỐNG LẠI VIỆC BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
Có một chuyện mà mọi ngóc ngách trên thế giới đều đang phải đối mặt: BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG, đặc biệt trong bài này chúng tôi sẽ nói về VIỆC BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG GIỮA TỤI CON GÁI. Để tôi nói các bạn nghe này, tụi con gái khi bắt nạt còn “dã man” hơn nhiều tụi con trai. Thậm chí người ta còn làm phim về đề tài này rồi đấy. Mà phim còn có kết thúc có hậu, hãy đọc về các bài viết bạo lực học đường trên báo, để thấy tụi nhỏ có thể làm những điều tàn ác đến thế nào. Tôi cho rằng, GIẢI QUYẾT CHUYỆN BẮT NẠT là điều mà người lớn chúng ta phải ra tay, không chỉ để bảo vệ con mình, mà giúp cho cộng đồng của mình đáng sống hơn.
 
80. MỘT SỐ CÁCH ỨNG XỬ KHI CON CÓ HÀNH VI TRỘM CẮP
Khi con bạn mang về nhà một món đồ đáng ngờ từ trường mà con nói là quà được tặng, hay khi bạn đã bắt quả tang con lấy một thứ gì đó từ một cửa hàng, cha mẹ sẽ thường làm gì? Không ít cha mẹ la mắng, phạt hoặc đánh đòn, bắt con đem trả và xin lỗi nhưng làm ầm ĩ lên, làm xấu mặt con. Có một số cha mẹ lại coi chuyện đó không có gì quan trọng, bỏ qua, hoặc nhắc nhở nhẹ vài câu. Dưới đây là một số chiến lược kỷ luật Life Mentor gợi ý, giúp cha mẹ có thể ngăn chặn hoặc xử lý hành vi trộm cắp của trẻ nhé!
 
79. NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI TỐT NHẤT CHO TRẺ
''Một nguyên tắc nhỏ khi mua đồ chơi là cần có sự phù hợp với các kỹ năng và khả năng phát triển của trẻ. Cha mẹ nhớ quan sát xem trẻ đang phát triển đến giai đoạn nào, cần phát triển tiếp các kĩ năng nào, để lựa chọn cho đúng. Giả sử món đồ chơi xâu hạt, luyện nhặt bằng đầu ngón tay phù hợp với trẻ 2 tuổi, nhưng nếu đem tặng đứa trẻ 5 tuổi thì không phù hợp nữa rồi. Trẻ 5 tuổi cần phát triển những kĩ năng khác phong phú hơn.''

 

78. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ NGHE LỜI MÀ KHÔNG PHẢI LA HÉT
''Cha mẹ cần hiểu rằng con sẽ dễ dàng nghe lời hơn khi chúng có quyền lựa chọn. Khi muốn trẻ làm gì, hãy đưa cho trẻ hai lựa chọn. Chúng có quyền hợp tác hoặc không hợp tác với bạn.''

77. CÓ NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG CHỊU ĐƯỢC THẤT BẠI
''Hãy nhìn những đứa trẻ mong manh dễ vỡ ngoài kia, những thanh niên không yêu được bạn trai/ bạn gái đã vùi mình trong rượu và chất kích thích. Những bạn trẻ không qua nổi một kì thi, và chìm trong u uất. Những đứa trẻ về thứ nhì trong một giải đấu, cay cú hậm hực, ghét cả bạn giải nhất.''

 

76. [Minitalks] GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON. TUỔI NÀO DẠY GÌ ?
Life Mentor đã có một buổi “tỉ tê” đủ thứ về một chủ đề siêu “hot” với chị Minh Ngọc - CO-Founder & CEO của Intivibe - nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có chứng chỉ về tình dục học (Sexology) quốc tế. Với chủ đề talkshow là “Giáo dục giới tính từ bao nhiêu tuổi”, Ban Tổ Chức rất hạnh phúc nhận được sự quan tâm từ các cha mẹ. Tuy là chủ đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ hết “hot” bởi những chuyện nhạy cảm của con cái luôn cần cha mẹ phải hiểu rõ, hiểu kỹ để có hướng giáo dục con hợp lý. Các cha mẹ cùng lắng nghe nhé!


75. DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI THẤT BẠI
''Quan điểm của bà là rèn luyện cho tụi nhỏ làm quen với thất bại. Thất bại không phải là điều gì ghê gớm có thể chặn đứng đường đi của một người. Ai cũng có thể sai lầm, ai cũng có cơ hội làm lại. Ở đây, bà dùng việc học tập là phương tiện để rèn luyện tư duy và tính cách cho tụi nhỏ. Nó ngược lại với tất cả hiểu biết của chúng ta về hệ thống giáo dục, là kết quả học tập là thước đo cho thành công.''
 
 
74. CON 8 TUỔI CHA MẸ PHẢI GÕ CỬA 
''Nếu "lỡ" phát hiện ra điều gì riêng tư bí mật của con, nếu đó không phải hậu quả quá nghiêm trọng, thì cha mẹ xin hãy giữ thể diện cho con, bằng cách đừng tra hỏi, đừng nói với bà hàng xóm, hay cô bác trong họ, đừng can thiệp nhiều.''
 
 
73. 4 SAI LẦM KHI CHỌN NGHỀ
''Vì ám ảnh lớn nhất là “thi trượt” nên các bạn trẻ thường chỉ suy nghĩ nên chọn trường tốt nhất trong khả năng thi đỗ đầu vào. Lựa chọn này là phổ biến nhất vì giảm thiểu rủi ro “thất học” nhưng thực ra chỉ đẩy lùi thời gian phải thực sự đối mặt với câu hỏi lựa chọn nghề nghiệp.''
 
 
72. CÔNG DÂN TOÀN CẦU
''Sẵn sàng làm việc ở bất cứ đâu. Có thể tập trung vào bất kỳ giờ nào. Bạn có thể gọi họ dậy giữa ban đêm vì một việc khẩn cấp, đầu dây bên kia vẫn là một giọng điệu chuyên nghiệp và không có chút khó chịu.''
 

 
71. VAY NỢ MÀ HỌC, CHỨ SAO NỮA

''Chuyện vay chính phủ, ngân hàng để học đại học là chuyện hết sức bình thường của các bạn Âu Mỹ. Gần như tất cả các bạn Tây đều được giáo dục là 18 tuổi tự lo thân, vừa làm thêm, vừa vay tiền nhà nước để học. Lên thạc sỹ hay tiến sỹ cũng được vay hết. Sau đó đi làm vài năm cật lực trả nợ. Mình có anh bạn Mỹ, con gái 6 tuổi rồi anh mới trả hết nợ học đại học. Nhưng Châu Âu thì học phí rẻ hơn, nhiều việc làm cho sinh viên, nên 1-2 năm các bạn trả nợ được hết rồi.

Vậy thì chuyện NGHÈO chắc là do các bạn VN mình chưa biết tiền ở đâu thôi, phải không nhỉ?''

 

 
70. CHỈ THÔNG QUA THỬ VÀ SAI, TRẺ EM MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LỚN KIÊN CƯỜNG

''Dù chỉ nghĩ trong đầu, hay nói ra với con, thì điều đó cũng định hình tư duy và cách tiếp cận vấn đề của cha mẹ. Dần dà, nó sẽ ngấm vào những thông điệp mà bạn truyền lại cho con.

Dù ai ai cũng thích mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng điều đó là khó có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải dạy cho con cái chúng ta rằng ngay cả khi mọi chuyện không theo đúng kế hoạch thì cũng ổn thôi. Và chúng ta thất bại là vì chúng ta chưa làm đủ tốt, và chúng ta cần phải làm lại tốt hơn.''

 

 
69. CÁCH TÌM NGƯỜI CỐ VẤN 
''Một người cố vấn có thể là người hàng xóm hoặc bạn cùng lớp mà bạn ngưỡng mộ, nhưng đó cũng có thể là người bạn chưa bao giờ gặp mặt.''
 
 
68. DẠY TRẺ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
''Mẹ không thể giúp con giải quyết từng tình huống. Vì nó xảy ra và con phải rất nhanh nghĩ ra cách giải quyết. Mẹ hi vọng con sẽ thông thái lựa chọn, vì mục đích cuối cùng là không phải con giành quyền lợi về cho mình, mà là con giữ gìn được tình bạn với bạn bè. Điều đó quan trọng hơn ai thắng ai thua.”
 
 
67. DẠY CON VỀ TÀI CHÍNH
Bạn cần áp dụng một quy tắc chuẩn cho mọi khoản tiền lớn nhỏ , nếu không mỗi lần bạn sẽ phải "thương lượng" các điều kiện khác nhau, và khi trẻ đến tuổi lý luận (chừng 10 tuổi), trẻ đã trở thành một chuyên gia tài chính lạc lối.
 
 
66. BÀ MINH CÓ MỘT ƯỚC MƠ
''Bà Minh không hề kèm cặp con cái từng môn, bà không giúp kiếm tìm tài liệu, bà không tìm hộ các nguồn học bổng, bà Minh chỉ gieo ước mơ. Dần dần, ước mơ của bà Minh biến thành ước mơ của chúng tôi từ lúc nào. Chúng tôi biết rằng, bên ngoài ngôi làng nhỏ bé của mình là một thế giới rộng lớn, là người của các chủng tộc khác nhau, là các nền văn minh khác nhau. Và cả mấy chị em chúng tôi, đều tự mình tìm kiếm thông tin, tự thi Tiếng Anh, tự làm hồ sơ, tự phỏng vấn, tự tìm kiếm tài trợ học bổng, tự hết tất cả. Bởi động lực nội tâm là thứ mạnh mẽ hơn bất cứ điều gì khác."
 
 
 
65. DẠY TRẺ CHO VÀ NHẬN LỜI KHEN
''Sau này, khi bản thân tự tin với giá trị mình xây dựng được, giao lưu với Tây Tàu nhiều, mới dám hãnh diện nhận lời khen, mới biết cách “khen lại”, mới biết cách dẫn dắt lời khen đó trở thành câu chuyện giao tiếp kết nối hai người. Vì lời khen, thực ra là một lý do rất đẹp để bắt đầu một cuộc giao tiếp. Nên các mẹ ạ, chúng ta cần dạy trẻ sớm những cách ứng xử kết nối đó, để trẻ không trở thành kẻ lúng túng ngây ngô trước cuộc đời."
 
 
 
64. DẠY CON LÀM CHỦ MỘT GIA ĐÌNH
Lần gần đây nhất bạn cho con tham gia nghe bàn việc gia đình là khi nào? Con của bạn có biết gia đình đang có những ưu tiên lớn gì trong năm nay không? Con có biết công việc của bố mẹ đang như thế nào không? Cả gia đình có đang chung một mục tiêu không, hay mỗi người tự xoay xở với những dự định riêng của mình? Hãy cùng nghe câu chuyện của bà Minh dạy những đứa con của mình cách "làm chủ một gia đình" từ những việc nhỏ nhất nhé!
 
 
 
63. NHỮNG THÁNG NGÀY THƠ ẤU
Xã hội nay đã hiện đại hơn rồi, trẻ con cũng đã ngày càng được đến trường, được sung túc hơn. Thế nhưng nhìn về nhiều năm trước, vẫn có những kỉ niệm mà in dấu sâu đậm đến lạ trong tâm trí con người ta. Những kí ức ấy, đến hôm nay vẫn là một phần giá trị, một quãng đời thật đẹp mà dù có bao nhiêu sự thay đổi nơi cuộc sống bộn bề đèn điện ta cũng sẽ không bao giờ quên. Đó có lẽ cũng là cảm xúc của bà Minh U70, cùng lắng nghe câu chuyện về “Những tháng ngày thơ ấu” nhé!
 
 
62. CHỌN ĐÚNG NGHỀ, VỀ ĐÍCH SỚM

Chọn nghề là chọn tương lai vì công việc sẽ gắn bó lâu dài với mỗi người. Chọn sai nghề gây lãng phí thời gian, tiền bạc và tâm lý.

Ngược lại, lựa chọn ngành nghề sáng suốt chính là tấm vé đưa ta đến đích sớm.

 
61. 4 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI CHỌN NGHỀ CHO CON
Hướng nghiệp cho con là bài toán khó của các bậc cha mẹ, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19, khi các con đối mặt với chặng cuối gian nan bất ngờ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của cha mẹ khi cùng con chọn ngành nghề. Hãy là người đồng hành sáng suốt cùng con vượt ngưỡng cha mẹ nhé !
 
 
60. 3 BƯỚC ĐỂ KHÁM PHÁ TIỀM NĂNG BẢN THÂN
Hiểu về những thế mạnh của bản thân là một bước nền tảng cho sự phát triển của mỗi người, dù bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một ngành nghề phù hợp, hay cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại nhưng không biết nên thay đổi từ đâu. Để có cái nhìn toàn diện về những năng lực của bạn, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
 
 
 
59. HÃY TÌM NGƯỜI CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Sau này, lớn dần lên, những chỉ dẫn của mẹ ngày một hiện ra rõ ràng hơn, bằng những bài học hàng ngày mẹ “cài cắm” vào mọi tương tác của mình với thế giới. Mẹ dặn: “Khi vào bất cứ nơi nào, con hãy quan sát xem ai là người đứng đầu, ai là người có quyền quyết định. Con hãy nói chuyện với người đó là mọi chuyện sẽ được nhanh chóng giải quyết.”
 
 
58. ÂM LƯỢNG TRONG LỜI NÓI THỂ HIỆN SỰ VĂN MINH CỦA BẠN
Một người có thể ăn nói nhẹ nhàng, khoan thai, biết tiết chế cảm xúc của mình sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của mọi người. Âm lượng trong lời nói sẽ phản ánh nội tâm của bạn, người có trình độ giáo dục càng cao, càng chú trọng cư xử văn minh, càng để ý đến giọng mình khi nói chuyện.
 
 
 
57. TRƯỚC KHI LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẸP, PHẢI LÀ CÔ GÁI SẠCH VÀ THƠM
Các cô thiếu nữ, để thơm sạch, để tự trọng, độc lập, nữ tính, dễ mến, thực sự cần có một hình tượng (ví dụ) để theo đuổi. Thời ngày xưa thì lại không có ai để theo đuổi hình mẫu. Những người phụ nữ lớn tuổi hơn xung quanh đều lam lũ làm ăn, nói thẳng ra là cũng vất vả, xuề xoà. TV, phim ảnh làm gì có để tìm được “thần tượng ảo” như bây giờ. Thời nay, các mẹ đẹp hơn, thanh lịch hơn rất nhiều rồi, các mẹ cần biết rằng, với một thiếu nữ 10 tuổi, mẹ là hình tượng gần nhất, ví dụ rõ ràng nhất, để con gái hiểu thế nào là đẹp và nữ tính.
 
 
56. NÓNG VỘI
2 năm phổ thông để rèn luyện việc tư duy, tự học, học ở bạn và học theo kì vọng cá nhân đã được đặt ra, chứ không phải chinh phục bộ đề toán cao cấp nhanh nhất có thể. Các vị phụ huynh người Việt ở đây sẽ có hai lựa chọn, tiếp tục sốt ruột và nóng vội gửi con đi học các lớp kèm thêm, hay ... để cho lũ trẻ cãi nhau vì một bài toán nhỏ suốt cả tuần, thời gian còn lại ngoài lớp học chỉ thấy chúng nó say sưa cào cát ở ven sông :))
 
 
55. ĐỌC SÁCH ĐỂ MỞ CỬA RA NHIỀU THẾ GIỚI
Sách không chỉ là phương tiện tốt nhất giúp trẻ em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ. Hướng cho con trẻ tìm tới những tác phẩm “đáng đọc”, tạo cho các con thói quen say mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ tuổi là trách nhiệm của mỗi người lớn chúng ta.
 
 
54. TRÒ CHUYỆN NHIỀU HƠN ĐỂ THÀNH CÔNG HƠN
Xưa nay chúng ta cứ thấy trẻ em từ những gia đình giàu có, hoặc tri thức thường có thành tích học tập tốt hơn so với trẻ em từ gia đình nghèo khó. Điều này không hề gây sốc vì trẻ em được tạo điều kiện vật chất và thời gian đầu tư cho học tập sẽ có chất lượng giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên lại là, các nhà nghiên cứu đã xác định trẻ em có nền tảng gia đình tốt ĐƯỢC TRÒ CHUYỆN, TÔN TRỌNG, PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỈN CHU tốt hơn trong suốt thời thơ ấu.
 
 
53. GIVE ATTENTION - HÃY CHÚ Ý NHIỀU ĐẾN CON (PHẦN 1)
Các dấu hiệu cảnh báo về phớt lờ và bỏ bê trẻ em không phải lúc nào cũng rõ ràng, nó sẽ mơ hồ như làn sương mờ ấy. Nhưng chúng ta, những người làm cha mẹ chắc chắn phải học cách nhận ra các dấu hiệu của hình thức bạo hành này, và sửa lỗi, vì điều đó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của một đứa trẻ đấy.
 
 
52. KHUYẾN KHÍCH CÁ TÍNH CỦA TRẺ
Điều tuyệt vời nhất của việc nuôi dạy con cái là quan sát con lớn lên từ một đứa trẻ nhỏ bé, lơ ngơ thành một người trưởng thành có đầy đủ các quan điểm, ý tưởng, sở thích, phong cách và những điều “lạ”. Nhưng đôi khi chúng ta gặp khủng hoảng, lại ước ao giá như cái đứa bướng bỉnh kia sẽ trở lại thành một em bé má hồng hào, nằm im o e trong vòng tay của mình.
 
 
51. 6 SỰ THẬT VỀ TRẺ TUỔI TEEN VÀ CHUYỆN HẸN HÒ
Chúng ta ai cũng đã trải qua thời niên thiếu mộng mơ, cũng có những buổi hẹn hò lãng mạn, hay vấp phải những mối tình chát ơi là chát, muốn chôn chặt, quên đi. Và khi đưa lời khuyên cho con cái về chuyện hẹn hò, chúng ta hay mang những định kiến, kinh nghiệm cá nhân để áp lên con. Nói chung, cách hẹn hò của thanh thiếu niên ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với chỉ một thập kỷ trước.
 
 
50. NHỮNG ĐIỀU TRẺ TUỔI TEEN CẦN BIẾT VỀ RANH GIỚI?
Tuổi teen là một giai đoạn rất buồn cười. Con vừa muốn lao ra ngoài khám phá thế giới, lại vừa dè chừng sợ sệt. Đôi khi con rơi vào tình huống khó, không biết cư xử sao với bạn bè, người yêu hay những người lớn khác. Con phải vật lộn để truyền đạt nhu cầu hoặc giá trị của mình. Vì lý do này, cha mẹ cần nói chuyện với con để thiết lập ranh giới với những người khác.
 
 
49. BOOMERANG HAY MŨI TÊN: BẠN LÀ KIỂU PHỤ HUYNH NÀO?

Thế giới người ta chia ra thành Cha giàu - Cha nghèo, mẹ Hổ mẹ Gấu mẹ Nhật mẹ Hàn rồi đủ thứ mẹ...còn trong tư duy giản đơn của mình, tất cả phụ huynh trên thế giới đều có thể được chia thành hai nhóm: phụ huynh Boomerang và phụ huynh Mũi Tên, không phải dựa trên điều kiện kinh tế hay học vấn, mà dựa trên bạn muốn con bạn trở thành cái gì.

48. ĐỘNG LỰC HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC ĐẾN TỪ ĐÂU?
Các cha mẹ thường hay than phiền là con không chịu học, không chịu làm việc nhà, thờ ơ với mọi thứ, không chịu nỗ lực. Các cha mẹ bế tắc trong việc thúc đẩy con hãy vươn lên, nỗ lực cố gắng để đạt thành tựu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể dắt con ngựa đến dòng suối, chứ không thể dí đầu con ngựa bắt uống nước được. Người ta chỉ làm khi người ta muốn làm. Bài hôm nay, Life Mentor sẽ cùng trò chuyện với các cha mẹ về vấn đề ĐỘNG LỰC.
 
 
47. KHEN NGỢI, KHUYẾN KHÍCH VÀ PHẦN THƯỞNG
Chúng ta vẫn thường thấy các cha mẹ khen con, đặc biệt khi con đạt thành tích tốt hoặc cư xử tốt. Ví dụ: “Con làm tốt lắm”, “Bức tranh con vẽ đẹp quá”. Mọi đứa trẻ đều cần được khen ngợi và công nhận, vì khen ngợi nuôi dưỡng sự tự tin và ý thức về bản thân.
 
 
46. LÀM SAO ĐỂ TRẺ HẾT NÓI DỐI?
 

Mỗi ngày tôi được nghe quá nhiều những phàn nàn của cha mẹ về một thói xấu kinh điển của trẻ, là thói gian dối. Một hành vi mà gần như đứa trẻ nào cũng có lúc mắc phải. Nhưng cha mẹ có biết, phản ứng của cha mẹ sẽ quyết định đến việc con tiếp tục nói dối ngày một nặng hơn, hoặc “cải tà quy chính” hay không? Hôm nay, tôi sẽ dành tặng cha mẹ 2 chiến lược cụ thể, gọi là “thuốc chống nói dối” nhé.

45. [MINITALKS] DẠY BÉ GÁI NHỮNG GÌ VỀ GIỚI TÍNH, TÌNH DỤC VÀ TÌNH YÊU?

Life Mentor đã có một buổi “tỉ tê” đủ thứ về một chủ đề siêu “hot” với chị Minh Ngọc - CO-Founder & CEO của Intivibe - nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có chứng chỉ về tình dục học (Sexology) quốc tế. Qua buổi chia sẻ, các quý phụ huynh sẽ giải đáp được phần nào những câu hỏi về các bước chuẩn bị khi con sắp bước vào giai đoạn dậy thì, sự đồng thuận giữa con trẻ trong tình yêu, tình dục là gì hay cách nào để con cởi mở chia sẻ mọi chuyện về vấn đề nhạy cảm này. Các cha mẹ cùng lắng nghe nhé!

 

44. KHÔNG CÓ MÔN NÀO LÀ MÔN PHỤ
 
Bởi thế giới đa chiều ngày nay, đã chứng minh cho chúng ta thấy, thực tế cuộc sống, công việc mà chúng ta đang làm, yêu cầu phải LIÊN MÔN. Mình xin kể một vài câu chuyện hầu các bạn nhé.
 
 
 
43. YÊU THƯƠNG CON CŨNG PHẢI CÓ CÔNG THỨC

Ai cũng yêu con, nhưng yêu bằng bản năng thì ai cũng làm được. Yêu thương con cũng phải trên căn cứ cơ sở khoa học. Yêu thương con cũng phải mô hình hoá. Yêu thương con cũng phải đúng cách, phải thông thái, kẻo thành hại nhiều hơn lợi đấy các ông ạ. Đó là những gì mình thực hành hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Bắt đầu từ tầng thấp nhất (màu tím) của chân kim tự tháp Tripple P. Các cha mẹ cùng lắng nghe nhé!

 

42. DẠY TIẾNG ANH CŨNG CÓ BÍ KÍP GIA TRUYỀN
 
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ “sỉ” cho các ông bí quyết gia truyền của bà Minh nhé. Nhớ là bí kíp, chứ không phải lộ trình nha. Lộ trình là chỉ dẫn cụ thể từng bước học những tài liệu nào, sách nào, cách luyện nào...có thể thay đổi theo thời gian, còn bí kíp là nguyên lý, trường tồn theo thời gian.
 
 
41. GIÁ TRỊ CÁ NHÂN, TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
 
"Con gái, nghe mẹ nói này: chính tiêu chuẩn đạo đức của con ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con đấy. Nghe thì rất hiển nhiên đúng không. Nhưng điều thú vị là có một mô hình tâm lý giải thích điều này đấy."
 
 
40. LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT ĐỨA TRẺ "MÁT TÍNH" NHƯ KEM?
 
Trẻ con khoảng 2-6 tuổi chưa biết quản lý cảm xúc, chưa biết thể hiện thái độ của mình bằng ngôn từ. Vì thế ở tuổi này trẻ thường hay cáu kỉnh, đập đồ chơi, đôi khi đánh người lớn… Tụi trẻ con khi ngoan ngoãn hiền lành thì như thiên thần vậy. Nhưng lớn dần lên, chúng bắt đầu có chính kiến riêng, và cáu kỉnh với tần suất nhiều hơn. Chúng ta nên hiểu, đấy mới là SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG của trẻ.
 
 
39. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON - CẤP 2
 
Các cha mẹ có con vừa đẻ ra còn oe oe nhất định phải nghe buổi talk này nhé. Cô Moon Nguyễn - cô giáo Tiếng Anh hot nhất Hà Nội. Chỉ mình cô chiếm sóng chuyên mục Tiếng Anh trên VNExpress trong nhiều năm liền. Cô sẽ hướng dẫn lộ trình để một bạn nhỏ từ mầm non đến cuối cấp 2 có thể làm chủ Tiếng Anh thế nào. Xin mời các quý phụ huynh nghe nhé.
 
 
38. VÌ SAO TRẺ EM CẦN ĐƯỢC TỰ DO KHÁM PHÁ BẢN SẮC?

Có bao giờ cha mẹ giật mình, nhận ra rằng có quá nhiều điều mình phải dạy con cái để con sẵn sàng bước vào cuộc sống? Nhưng cha mẹ lại không thể dạy hết, phần vì không có thời gian, phần vì chính chúng ta cũng chưa học được hết những bài học ấy, có gì để mà dạy con?


 
37. BẮT NẠT TRÊN MẠNG - KHÔNG VẾT BẦM TÍM, KHÔNG CHẢY MÁU HAY ĐÁNH NHAU, LÀM SAO ĐỂ NHẬN DIỆN (PHẦN 3)
Bắt nạt trên mạng là một vấn đề xã hội ngày càng gia tăng và đã trở nên quá phổ biến trong các cộng đồng online. Nghiên cứu chỉ ra rằng 1/5 thanh thiếu niên đã bị quấy rối online, và tỷ lệ bắt nạt online đang xảy ra dường như tăng chứ không giảm. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể nhận diện và tìm ra những phương hướng giải quyết hiệu quả, thông minh nhất cho vấn nạn này? Mọi người cùng theo dõi podcast nhé.
 
 
36. BẮT NẠT TRÊN MẠNG - KHÔNG VẾT BẦM TÍM, KHÔNG CHẢY MÁU HAY ĐÁNH NHAU, LÀM SAO ĐỂ NHẬN DIỆN (PHẦN 2)
Bắt nạt trên mạng là một vấn đề xã hội ngày càng gia tăng và đã trở nên quá phổ biến trong các cộng đồng online. Nghiên cứu chỉ ra rằng 1/5 thanh thiếu niên đã bị quấy rối online, và tỷ lệ bắt nạt online đang xảy ra dường như tăng chứ không giảm. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể nhận diện và tìm ra những phương hướng giải quyết hiệu quả, thông minh nhất cho vấn nạn này? Mọi người cùng theo dõi podcast nhé.
 
 
35. BẮT NẠT TRÊN MẠNG - KHÔNG VẾT BẦM TÍM, KHÔNG CHẢY MÁU HAY ĐÁNH NHAU, LÀM SAO ĐỂ NHẬN DIỆN (PHẦN 1)
Bắt nạt trên mạng là một vấn đề xã hội ngày càng gia tăng và đã trở nên quá phổ biến trong các cộng đồng online. Nghiên cứu chỉ ra rằng 1/5 thanh thiếu niên đã bị quấy rối online, và tỷ lệ bắt nạt online đang xảy ra dường như tăng chứ không giảm. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể nhận diện và tìm ra những phương hướng giải quyết hiệu quả, thông minh nhất cho vấn nạn này? Mọi người cùng theo dõi podcast nhé.
 
 
34. MUÔN NẺO NGHỀ - NGÀNH KINH DOANH, START-UP
Càng ngày việc startup – kinh doanh càng có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ. Giới trẻ dám nghĩ dám làm, và đặc biệt họ tiếp nối bước đi của những doanh nhân đã thành công trước đó. Tuy nhiên trong quá trình khởi tạo nên ước mơ của mình, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên, chắc chắn sẽ có người gặp không ít khó khăn, thậm chí là thất bại. Hiểu được những điều đó, Life Mentor may mắn khi kết nối được với chị Trần Thanh Loan, một CEO, Co – founder của một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân từ thiên nhiên – doanh nghiệp Đồn Điền.
 
 
 
33. TƯ DUY PHẢN BIỆN - LIFE MENTOR & CURIOOKIDS
Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo. Hãy cùng Life Mentor tìm hiểu kỹ thêm về tư duy phản biện nhé!
 
 
32. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NHỮNG HÀNH VI KHÔNG LÀNH MẠNH
Khi trẻ bước vào độ tuổi khoảng 12, trẻ sẽ trải qua sự phát triển lớn về tế bào thần kinh, điều này sẽ chi phối hành vi và việc ra quyết định của trẻ. “Nghĩa là trẻ không suy nghĩ trước khi hành động bởi vì não của trẻ không có dây thần kinh để làm điều đó”, bác sĩ nhi khoa của UNC Health Care, Martha Perry, MD nói. Và thế là thanh thiếu niên sẽ có nguy cơ tham gia vào các hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn.
 
 
31. NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG ĐƯỢC NUÔI DẠY NHƯ THẾ NÀO
Ai cũng biết rằng mục đích chính của việc giáo dục con cái là nuôi dạy nên những người trưởng thành có đầy đủ kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và đóng góp tích cực cho xã hội. Tôi vốn có tính tò mò, luôn luôn theo dõi sát những thanh nhiên trẻ có hành vi và đạo đức tốt, tính cách dễ chịu và có những thành công sớm trong cuộc sống. Rồi tôi hay tò mò hỏi xem cha mẹ các em đã rèn luyện các em như thế nào. Và sau đây là 10 biểu hiện về một người trẻ có đầy đủ kỹ năng tốt, là kết quả của những cha mẹ nuôi dạy con xuất sắc.
 
 
30. DU HỌC PHÁP - THỰC TẬP LÀ BẮT ĐẦU BƯỚC VÀO ĐỜI
Chị Thanh Thuý là một người đã thành công trong tìm kiếm học bổng du học Pháp, có kinh nghiệm trong học tập, sinh sống, và làm việc tại Pháp. Cảm ơn chị đã có những chia sẻ rất chi tiết về hành trình tìm kiếm học bổng, xây dựng lộ trình cuộc sống cho bản thân mình. Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau nhé.
 

 
29. RÈN CON LÀM VIỆC NHÀ (PHẦN 2)
Phụ huynh nào cũng muốn con cái mình biết làm việc nhà, có thói quen gọn gàng ngăn nắp, có kỹ năng phục vụ bản thân. Tuy nhiên, việc đó không đơn giản như cách bạn chụp bức ảnh con úp được tô mì, rửa vài cái bát, cong mông lau mấy mét vuông nhà…rồi đưa lên FB trong sự tấm tắc của bạn bè, mà quan trọng là con có quá trình để hình thành thói quen tự giác, biết cách sắp xếp và làm việc khoa học, tăng sức bền khi lao động.
 
 
28. RÈN CON LÀM VIỆC NHÀ (PHẦN 1)
Phụ huynh nào cũng muốn con cái mình biết làm việc nhà, có thói quen gọn gàng ngăn nắp, có kỹ năng phục vụ bản thân. Tuy nhiên, việc đó không đơn giản như cách bạn chụp bức ảnh con úp được tô mì, rửa vài cái bát, cong mông lau mấy mét vuông nhà…rồi đưa lên FB trong sự tấm tắc của bạn bè, mà quan trọng là con có quá trình để hình thành thói quen tự giác, biết cách sắp xếp và làm việc khoa học, tăng sức bền khi lao động.
 
 
27. LÀM SAO ĐỂ THUYẾT PHỤC CON LÀM ĐIỀU CON KHÔNG MUỐN (PHẦN 2)
Thuyết phục con cái làm điều gì chúng không muốn quả là khó khăn với cha mẹ. Vậy có cách nào để thuyết phục trẻ? Đâu là giới hạn có thể đàm phán? Treo thưởng có phải là giải pháp? và đâu là giới hạn của phần thưởng? Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho cha mẹ một vài bí quyết.
 
 
26. LÀM SAO ĐỂ THUYẾT PHỤC CON LÀM ĐIỀU CON KHÔNG MUỐN (PHẦN 1)
Thuyết phục con cái làm điều gì chúng không muốn quả là khó khăn với cha mẹ. Vậy có cách nào để thuyết phục trẻ? Đâu là giới hạn có thể đàm phán? Treo thưởng có phải là giải pháp? và đâu là giới hạn của phần thưởng? Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho cha mẹ một vài bí quyết.
 
 
25. SOURCING - KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY
Sourcing - thuật ngữ của giới kinh doanh chỉ kỹ năng kiểm tra, tìm kiếm, lựa chọn, quản lý các nhà cung cấp. Hay nói đơn giản là "kỹ năng tìm nguồn vàng". Vậy để hiểu sâu, hiểu kỹ hơn nữa kỹ năng này, hãy theo dõi podcast của Life Mentor về những ví dụ thiết thực, cụ thể của "Sourcing" - Kỹ năng tìm gì cũng thấy.
 
 
24. MUÔN NẺO NGHỀ - NGÀNH HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, SÁNG TẠO (PHẦN 2)
Văn hoá truyền thống chính là hồn cốt của quốc gia, dân tộc, nền tảng tinh thần to lớn tạo nên sự phát triển của xã hội. Chúng tôi may mắn đã tìm được những con người thú vị, đang  ngày đêm miệt mài lưu giữ nét văn hóa Việt xưa theo những cách rất riêng. Sự sáng tạo, nhiệt huyết của người trẻ đã giúp nhiều loại hình văn hóa độc đáo của dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Một trong số ấy phải kể đến chị Nguyễn Huyền Châu – người sáng lập công ty VAN HOA.
 
 
23. MUÔN NẺO NGHỀ - NGÀNH HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, SÁNG TẠO (PHẦN 1)
Văn hoá truyền thống chính là hồn cốt của quốc gia, dân tộc, nền tảng tinh thần to lớn tạo nên sự phát triển của xã hội. Chúng tôi may mắn đã tìm được những con người thú vị, đang  ngày đêm miệt mài lưu giữ nét văn hóa Việt xưa theo những cách rất riêng. Sự sáng tạo, nhiệt huyết của người trẻ đã giúp nhiều loại hình văn hóa độc đáo của dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Một trong số ấy phải kể đến chị Nguyễn Huyền Châu – người sáng lập công ty VAN HOA.
 
 
22. MUÔN NẺO NGHỀ - NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH (PHẦN 2)
Công nghệ thông tin là một trong những ngành luôn có sức hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là ngành Khoa học máy tính – Computer Science. Thế nhưng còn nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn, chưa rõ ngành “Khoa học máy tính” là gì, học gì, học như thế nào, cơ hội làm việc, kỹ năng cần có ra sao? Life Mentor đã phỏng vấn một chuyên gia trong ngành Computer Science – anh Đỗ Tuấn Việt, để các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành này nhé.
 
 
21. MUÔN NẺO NGHỀ - NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH (PHẦN 1)
Công nghệ thông tin là một trong những ngành luôn có sức hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là ngành Khoa học máy tính – Computer Science. Thế nhưng còn nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn, chưa rõ ngành “Khoa học máy tính” là gì, học gì, học như thế nào, cơ hội làm việc, kỹ năng cần có ra sao? Life Mentor đã phỏng vấn một chuyên gia trong ngành Computer Science – anh Đỗ Tuấn Việt, để các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành này nhé.
 
 
20. PHỎNG VẤN CÔ MOON - CHUYÊN GIA DẠY GIAO TIẾP TIẾNG ANH
Sự thay đổi kiến thức diễn ra từng ngày, toàn cầu hoá không còn là câu chuyện sách vở mà sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mỗi con người. Bây giờ là thời điểm hoàn hảo nhất để chuẩn bị cho trẻ kiến thức và Tiếng Anh, ngôn ngữ toàn cầu, và chuẩn bị bước ra thế giới. Life Mentor đã có cuộc phỏng vấn với cô Moon Nguyen, người sáng lập Trung tâm tiếng Anh MoonESL - một địa chỉ hàng đầu về luyện nói, giao tiếp Tiếng Anh. Cô cũng là gương mặt quen thuộc của chuyên mục dạy Tiếng Anh trên VnExpress. Nào hãy cùng bắt đầu!
 
 
19. THẦN CHÚ G.I - G.O
Đa số chúng ta - là người lớn, đều biết tác động tích cực và tiêu cực của phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhưng trẻ con thì chưa. Các cô cậu tuổi mới lớn chưa đủ logic, chưa đủ trải nghiệm để lọc ra tri thức từ Mạng xã hội - nơi đang ngập tràn rác rưởi. Một trong những nguyên tắc cần giảng dạy cho trẻ là "Gi-Go”.
 
 
 
18. TIẾNG PHÁP - VỪA VÀO HỌC ĐÃ PHẢI BẮT TAY NGAY VÀO TÌM NƠI THỰC TẬP
Sau một vài tuần đầu ổn định cuộc sống và khám phá một thế giới mới, mình bắt đầu một niềm trăn trở khác: Tìm nơi thực tập! Và phải là tại Pháp!
 
 
17. DU HỌC ÚC - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHUYỆN DU HỌC ÚC
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm.
 
 
16. DU HỌC ÚC - CHINH PHỤC TIẾNG ANH
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
15. DU HỌC ÚC - NHỮNG HỌC BỔNG MÌNH NHẬN ĐƯỢC
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
 
14. DU HỌC ÚC - CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG LẦN THẤT BẠI
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
 
13. DU HỌC ÚC - MỘT SỐ LOẠI HỌC BỔNG ÚC. HỌC BỔNG TÌM LÀ PHẢI CÓ
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
12. TÂM LÝ TEEN - TEEN VIỆT NAM ĐANG TIỆM CẬN RẤT GẦN VỚI TEEN THẾ GIỚI. CHA MẸ THÌ ĐANG Ở ĐÂU?
Có một sự thật đáng lo ngại là teen Việt Nam đang tiệm cận rất gần với teen thế giới, còn cha mẹ VN thì còn ở rất xa nhận thức ấy.
 
 
11. DU HỌC ÚC - HÃY TÌM KIẾM NGƯỜI GIÚP ĐỠ. HỆ THỐNG GIÁO DỤC ÚC
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
 
10. DU HỌC ÚC - CẦN ĐẦU TƯ THỜI GIAN, TIỀN BẠC. ĐẦU TƯ TỰ NGHIÊN CỨU TÌM TÒI
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
 
9. DU HỌC PHÁP - CHUẨN BỊ HỒ SƠ DU HỌC. TẤT TẬT CÁC BÍ KÍP HỌC BỔNG EIFFEL CỦA PHÁP
Bước ngoặt đối với mình là sau khi kết thúc năm thứ 2 Đại học, mình xác định là mình muốn đi du học Pháp và mình muốn có học bổng. Thời đó, du học Pháp có khá nhiều học bổng chính phủ: Học bổng Eiffel của Bộ Ngoại Giao Pháp, Học bổng Đại sứ quán Pháp tại VN, học bổng AUF… trong đó, học bổng Eiffel có giá trị cao nhất.
 
 
 
8. KINH NGHIỆM XIN HỌC BỔNG ÚC. GIỮ GÌN HỒ SƠ CẨN THẬN. ĐẶT MỤC TIÊU CHUẨN TỪ BAN ĐẦU
Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc hàng năm, thời điểm này các thí sinh đang tấp nập gửi hồ sơ đi muôn nơi, và chuẩn bị cho các bài phỏng vấn cân não. Mình xin dành tặng Life Mentor bài viết kinh nghiệm xin học bổng của mình cách đây đúng 10 năm nhé.
 
 
 
7. DU HỌC PHÁP - NHẤT ĐỊNH PHẢI DÀNH ĐƯỢC HỌC BỔNG. DU HỌC PHẢI CÓ CHIẾN LƯỢC
Bước ngoặt đối với mình là sau khi kết thúc năm thứ 2 Đại học, mình xác định là mình muốn đi du học Pháp và mình muốn có học bổng. Thời đó, du học Pháp có khá nhiều học bổng chính phủ: Học bổng Eiffel của Bộ Ngoại Giao Pháp, Học bổng Đại sứ quán Pháp tại VN, học bổng AUF… trong đó, học bổng Eiffel có giá trị cao nhất.
 
 
6. CÂU HỎI KHÔNG PHẢI LÀ HỌC NGOẠI NGỮ NÀO, MÀ LÀ BAO NHIÊU NGOẠI NGỮ
Khi theo học một ngôn ngữ ít phổ biến hơn (so với tiếng Anh), bạn sẽ tự tạo cho mình một tâm lý quyết tâm tự học thêm tiếng Anh để “theo kịp thời đại”. Nếu trẻ nào không say mê ngôn ngữ, thì học tiếng nào cũng thành vất vả. Nhưng với trẻ có chút khiếu ngoại ngữ, cộng với chăm chỉ, thì Tiếng Pháp (hay tiếng nào cũng vậy) chỉ khiến trẻ thêm động lực giỏi nhiều ngôn ngữ thêm mà thôi.
 
 
 
5. CON ĐƯỜNG HỌC TIẾNG PHÁP LÀ SỰ TÍNH TOÁN CỦA MẸ
Năm học mới lại sắp đến, mình thấy rất rất nhiều cha mẹ hỏi về việc có nên cho con học chương trình song ngữ Tiếng Pháp hay không? Nếu theo tiếng Pháp thì tương lai thế nào? Lộ trình học và phát triển nghề nghiệp ra sao? Ôn thi các chứng chỉ nào? Nếu du học thì cơ hội ra sao? Học bổng ở Pháp thế nào?...Cả bầu trời câu hỏi. Vậy thì hôm nay, Life Mentor sẽ giới thiệu với các cha mẹ những chia sẻ chuẩn xịn từ người trong cuộc nhé.
 
4. TẠI SAO CHÚNG TA ĐỀU CẦN MỘT NGƯỜI CỐ VẤN
"Em không biết phải định hướng tương lai ra sao cho bản thân, cho công việc của mình…" Đây là những câu hỏi “đặc sản” của người trẻ. Trải qua cảm giác thế này thật sự không dễ chịu chút nào. Vì hoang mang, không rõ đường đi, và chưa có thành tựu hay kinh nghiệm gì, việc yêu cầu các em tự tin trong mỗi quyết định là điều không hề dễ dàng.  Bài viết này sẽ hoá giải giúp các em, và các cha mẹ những vấp váp khó khăn khi các em bước vào cuộc sống.
 
 
 
3. ĐỪNG ĐẠI TRÀ NỮA, THẾ GIỚI NÀY ĐÃ QUÁ NHIỀU NGƯỜI ĐẠI TRÀ 
Chuyện những người thành đạt của ngày hôm nay đã làm gì trong thời sinh viên. Cùng là công việc làm thêm, hãy tìm những việc lạ lùng, đặc biệt, “ngầu ngầu” chút. Những trải nghiệm lạ này không chỉ gây ấn tượng “keng một cái” vào đầu nhà tuyển dụng, mà còn là niềm tự hào mãi mãi trong bạn, sau 15 năm kể lại, vẫn thấy tim đập rộn ràng cơ.
 
 
2. CHÚNG TA NÓI GÌ KHI NÓI VỀ CÁI CV
Việc cha mẹ hỗ trợ các con, định hướng cho con xây dựng được một bộ hồ sơ cá nhân, vừa hữu ích cho việc du học, vừa chọn đúng ngành nghề ở Đại học mà theo đuổi là điều nhất định phải làm. Tránh tình trạng mất phương hướng, chọn nhầm ngành nghề. Hãy xây dựng tương lai vững chắc nhất bằng cách làm đúng từ sớm.
 
 
1. 5 CÂU HỎI THẦN KÌ: CHUẨN BỊ CHO CON TRÁNH NHỮNG LỰA CHỌN HỒ ĐỒ
Con càng lớn, xa rời vòng tay cha mẹ, chúng ta càng không thể ở bên con 24/24 được. Vậy làm thế nào để đứa con dại dột có thể tự tư duy, tự đưa ra những quyết định đúng, hay ít nhất là quyết định không tổn hại đến bản thân và gây hậu quả nghiêm trọng? Từ nhiều nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những nguyên tắc quan trọng, giúp trẻ vị thành niên nhận ra tầm quan trọng của việc suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra lựa chọn hoặc quyết định.