CUỐN SÁCH BẠN ƯỚC BỐ MẸ MÌNH ĐÃ ĐỌC (P1,2)

CUỐN SÁCH BẠN ƯỚC BỐ MẸ MÌNH ĐÃ ĐỌC (P1,2)

TÓM TẮT SÁCH: 
The book you wish your parents had read 
CUỐN SÁCH BẠN ƯỚC BỐ MẸ MÌNH ĐÃ ĐỌC 
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ hay trên thế giới)
—--
Phần 1: A healthy parent-child relationship is the key to a successful life - Mối quan hệ cha mẹ và con cái lành mạnh là chìa khóa cho cuộc sống thành công

Phần 2: Educate yourself — children will follow your example - Hãy tự giáo dục bản thân - trẻ em sẽ noi gương bạn

—--
1. Khi nuôi dạy con cái, tâm trạng căng thẳng là điều bình thường. Khoảng thời gian này có thể giống như một bài kiểm tra sức chịu đựng của bạn. Sự mệt mỏi thường xuyên và thiếu không gian, thời gian cá nhân có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng và bộc lộ những điểm xấu xí của mình. 

2. Đó là lý do tại sao một số cha mẹ có thể thấy mình thường xuyên cãi vã và cảm thấy bị mắc kẹt trong những tình huống khó khăn. Đôi khi, bạn dường như không thể đối phó được với cơn lốc cảm xúc mâu thuẫn nên bạn trút giận lên con mình hoặc phớt lờ con. Sau đó, bạn lại có cảm giác tội lỗi, xấu hổ và lương tâm luôn day dứt. 

3. Tất nhiên, hành vi của bạn ảnh hưởng đến con cái và có thể gây hại cho con về lâu dài. Nhưng mắc sai lầm là chuyện bình thường. Nó không khiến bạn trở thành cha mẹ tồi tệ hoặc là một người không xứng đáng.

4. Xuyên suốt cuốn sách này, bạn sẽ hiểu rằng bạn không đơn độc trong cuộc đấu tranh của mình và sẽ tìm thấy những lời khuyên để giúp trải nghiệm nuôi dạy con cái của bạn trở nên yên bình hơn. 

5. Sự tương tác của bạn với con từ khi sinh ra sẽ đặt nền tảng cho tâm lý và sức khỏe tinh thần của con. Nhiệm vụ của cha mẹ là cung cấp cho trẻ những trải nghiệm tích cực và kỹ năng tâm lý để con xây dựng cuộc sống thành công trong tương lai. Điều quan trọng là không làm tổn thương trẻ trong quá trình này, không làm mất ý chí của con mà phải khuyến khích sự quan tâm thực sự của con.

6. Bạn là người đầu tiên hướng dẫn cho con trên thế giới này. Vì vậy hãy ý thức trách nhiệm của mình để đồng hành cùng con một cách nhẹ nhàng. Con bạn cần ở bạn cảm giác an toàn, để từ đó tin tưởng vào thế giới. Điều đó giúp con trở thành những người hạnh phúc và thành công. Và mặc dù hành trình này không hề dễ dàng nhưng nó xứng đáng. Hãy đọc cuốn sách này để trở thành cha mẹ mà bạn mơ ước có được khi bạn còn nhỏ.

7. Hãy tuân thủ các quy tắc sau để giảm thiểu tổn hại tâm lý mà bạn có thể gây ra cho con mình vào những thời điểm xung đột : 

* Đừng che đậy lỗi lầm của mình. Ví dụ: nếu bạn phản ứng gay gắt với con mình mà không có lý do chính đáng, hãy xin lỗi con. Xin lỗi có thể là một trở ngại nhỏ đối với bạn, nhưng đối với đứa trẻ, đó có thể là sự rạn nứt lớn trong mối quan hệ. Cha mẹ nhận lỗi sẽ giúp con hiểu về trách nhiệm và dạy con về sửa chữa sai lầm. Điều đó sẽ giúp con bạn cảm thấy được thấu hiểu và lắng nghe.

* Tránh bẫy phán xét. Trẻ sơ sinh, thậm chí cả thanh thiếu niên, đều có tính cách rất dễ uốn nắn, vì vậy đừng dán nhãn tốt hay xấu cho con dựa trên hành vi hiện tại. Thay vào đó, hãy khuyến khích con khi con nỗ lực. Khi con mắc lỗi, hãy khiến con nhìn nhận lỗi lầm của mình bằng cách bao dung. 

* Đừng cố gắng tạo ra một đứa trẻ hoàn hảo bằng cách đặt ra các quy tắc và ra lệnh. Trẻ em thường học bằng cách quan sát cha mẹ và bắt chước thái độ của cha mẹ. Do đó, bạn phải thể hiện một cuộc sống và tính cách lành mạnh. Nếu bạn là người sống có mục đích, kiên cường và kiên trì với những nỗ lực và quan điểm của mình, những đức tính này sẽ bắt đầu xuất hiện ở con bạn.

* Phân tích tuổi thơ của chính bạn và vượt qua những tổn thương. Quá trình này sẽ giúp bạn tránh mang gánh nặng tuổi thơ trong mối quan hệ với con cái. Ngay cả khi điều đó là vô ý, bạn vẫn truyền tải trải nghiệm của mình cho con cái. Bạn càng giải quyết được nhiều vấn đề của bản thân thì bạn càng ít truyền lại tổn thương cho con. Vì vậy, hãy cố gắng hết sức để ngăn chặn chuỗi phản ứng tiêu cực để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, tôn trọng và tử tế. 

8. Trẻ em là những tấm gương phản chiếu bất cứ điều gì bạn đặt trước mặt chúng. Vì vậy, nếu bạn muốn khắc phục sự phản chiếu, bạn phải bắt đầu từ chính mình. 

(Còn tiếp)
—-
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận