5 ngôn ngữ tình yêu của trẻ em (P7)

5 ngôn ngữ tình yêu của trẻ em (P7)

TÓM TẮT SÁCH: 
The 5 love languages of children - 5 ngôn ngữ tình yêu của trẻ em
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
—--
Phần 7: Children follow the role model, not the rules - Trẻ làm theo hình mẫu của cha mẹ chứ không phải theo quy tắc
—--
1. Ngôn ngữ tình yêu HÀNH ĐỘNG (hay chăm sóc, phục vụ người mình yêu quý) có ở nhiều nền văn hóa. Phục vụ những người thân yêu cũng quan trọng như giúp đỡ những người gặp khó khăn: bạn giúp đỡ con mình bằng cách dọn giường, chuẩn bị bữa tối hoặc giúp làm bài tập về nhà. Ngay cả những hành động chăm sóc nhỏ nhặt cũng có giá trị khi đó là ngôn ngữ yêu thương chính của con bạn.

2. Đôi khi, chúng ta hay phàn nàn về trách nhiệm của mình, vậy là chúng ta buộc con phải tự làm mọi việc vì con “phải tự lập”. Bằng cách này, cha mẹ đáp ứng được nhu cầu thể chất của con nhưng không dành tình yêu thương cho con. 

3. Khi lớn lên, chúng ta đều đánh giá cao mọi thứ cha mẹ làm cho chúng ta, đặc biệt khi chúng ta đã lớn lên. Trẻ nhỏ không thể đánh giá được thời gian và công sức của cha mẹ khi chăm sóc, phục vụ người khác, như nấu nướng, dọn dẹp, giúp đỡ và sống tích cực khó đến mức nào. Đôi khi chính chúng ta cũng cảm thấy kiệt sức. Nhưng nếu con bạn có ngôn ngữ tình yêu là việc chăm sóc, hãy cho con thấy bạn luôn sẵn sàng và cho con biết rằng bạn làm nhiều thứ vì con và bạn hạnh phúc vì điều đó.

4. Cha mẹ rất nên cân bằng vì quà tặng hay hành động phục vụ quá mức có thể trở thành nền tảng cho sự thao túng. Vì vậy, sự giúp đỡ của bạn phải phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ, bạn có thể giúp trẻ thu thập đồ chơi khi con 3 tuổi, nhưng bạn không được làm việc đó đối với trẻ 15 tuổi. Con ở tuổi 15, bạn cần nghĩ ra hành động chăm sóc khác, và phù hợp với tuổi 15. Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của bạn là dạy con cách tự lập.

5. Chăm sóc, phục vụ trẻ con không có nghĩa là bạn phải bỏ bê nhu cầu của bản thân. Nuôi dạy con thành công có nghĩa là con cái và cha mẹ đều hạnh phúc. Vì vậy, bạn có thể giao một số nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi cho con để có nhiều thời gian hơn cho việc tự chăm sóc bản thân. 

6. Trẻ cần cha mẹ làm chỗ dựa cho con. Chỉ cần bạn cho con biết rằng bạn luôn ở đó bất kì khi nào con gặp khó khăn. Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể làm theo:

7. Hãy cho con tham gia hoạt động từ thiện và chỉ cho con cách giúp đỡ những người gặp khó khăn. Phục vụ người khác sẽ là một phần trong cuộc sống của các con ngay cả khi các con lớn lên.
  • Tránh từ chối lời cầu xin giúp đỡ của con. Trong nhiều trường hợp, con sẽ tự xoay sở nhưng khi con nhờ đến sự giúp đỡ, con đang cần đến tình yêu và sự quan tâm của bạn.
  • Hỗ trợ con bạn luyện tập và chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc bài kiểm tra.
  • Đề nghị con cùng thực hiện một trong những hoạt động yêu thích của con.

8. Nuôi dạy một đứa trẻ đã khó nhưng nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc và hài lòng về mặt cảm xúc còn phức tạp hơn. Tất cả mọi người đều có nhu cầu và muốn người khác đáp ứng nhu cầu tình cảm đó. 

9. Trẻ em cũng có những nhu cầu về thể chất và tâm lý mà cha mẹ phải đáp ứng, và nhu cầu to lớn nhất của con chính là tình yêu thương. Nếu trẻ không được đáp ứng nhu cầu yêu thương này, trẻ sẽ đấu tranh để có. Bằng những cơn giận dữ, hành vi, thái độ không phù hợp hoặc hung hăng. Nỗi đau vì cảm giác không được yêu thương thúc đẩy trẻ khóc hoặc hành động tiêu cực.

10. Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con tình yêu vô điều kiện, nhưng bạn phải “nói ngôn ngữ của con” để khiến con cảm thấy được yêu thương. Nếu không, con sẽ không hiểu được tình cảm sâu sắc của bạn. Ví dụ, bạn ôm ấp con rất nhiều, nhưng với con những lời khen ngợi, động viên mới mang ý nghĩa “yêu” tới con. Ví dụ: Bạn tặng con rất nhiều quà, nhưng con sẽ chỉ cảm thấy hào hứng và vui vẻ trong khoảng thời gian vui vẻ bên bạn. Vì vậy, dù bạn có yêu con mình đến đâu, con cũng sẽ chưa cảm nhận đủ cho đến khi bạn diễn giải tình cảm của mình thông qua ngôn ngữ mà con hiểu.

11. Hãy thử cách này: trước tiên bạn phải hiểu ngôn ngữ nào chiếm ưu thế đối với con bạn:
  • Phân tích trạng thái cảm xúc và hành vi của con bạn. Con dường như hạnh phúc nhất khi nào? Bạn có thể hỏi con làm sao con biết bạn yêu con? Hoặc làm bài trắc nghiệm bằng cách thử từng ngôn ngữ tình yêu.
  • Hãy sử dụng ngôn ngữ tình yêu của con thường xuyên. Nhưng đừng lạm dụng nó trong vài tuần đầu rồi giảm dần. Hãy nhất quán.
  • Thực hiện những bước nhỏ nhưng liên tục hàng ngày cho đến khi các hoạt động yêu thương này trở thành thói quen.

—--
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận