CHA MẸ LÀ NGƯỜI DẪN LỐI CHO CON

CHA MẸ LÀ NGƯỜI DẪN LỐI CHO CON

Các bạn có nhớ chúng ta đã nói rất nhiều đến hình kim tự tháp Triple P không?

Positive Parenting Program (3P) là chương trình đào tạo KỸ NĂNG Nuôi dạy con Tích cực (Parent Skills Training), được xếp hạng là 1 trong 4 chương trình hiệu quả nhất thế giới được Liên Hiệp Quốc (United Nations) và CDC xếp hạng 1 trong 4 chương trình hiệu quả nhất thế giới theo bằng chứng khoa học.

Chúng ta đã đi qua các bài viết này rồi nè:

  • Vùng màu tím: các chiến lược để xây dựng mối quan hệ tích cực với con cái, mời các bạn đọc lại các bài viết tại đây

Dành thời gian chất lượng cho con shorturl.at/BRTW5

Nói chuyện với con nhiều hơn shorturl.at/efgNS

Thể hiện tình yêu với con shorturl.at/gtJKT

  • Vùng màu xanh lá: các chiến lược để khuyến khích hành vi tích cực ở con. Mời các bạn đọc các bài viết tại đây

Khen ngợi, khuyến khích và phần thưởng shorturl.at/fjNU4

Hãy chú ý nhiều đến con (Phần 1) shorturl.at/joxX6

Hãy chú ý nhiều đến con (Phần 2) shorturl.at/iAEV7

Khuyến khích các sở thích của trẻ từ A-Z shorturl.at/nyMWX

Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến vùng màu xanh biển, với nội dung đầu tiên Set a good example (Làm gương cho con).  

Xin mời các cha mẹ nghe Life Mentor trò chuyện nha.

Cha mẹ là người dẫn lối cho con

BẤT KỂ CHA MẸ CÓ HÀNH VI THẾ NÀO, LUÔN LUÔN CÓ MỘT ĐÔI MẮT NHỎ ĐANG THEO DÕI ĐẤY.”

Đó là điều mà mình luôn tự nhắc nhở bản thân, vì mọi lời ăn tiếng nói, hành động của mình đều được con học theo, lặp lại. Khi lặp lại đủ nhiều, các hành vi đó trở thành thói quen, thành cuộc sống của con.

Làm cha mẹ thật mệt mỏi và rón rén quá đi mà, nhưng không có cách nào khác. Lối sống của chúng ta ra sao, con cái rất dễ lặp lại lối sống, hành vi như vậy.

Trẻ con sẽ hiểu rằng, những gì cha mẹ hành động là “làm mẫu”, và thông điệp gửi đến con sẽ là “cha mẹ mong đợi con cũng cư xử như vậy.” Ví dụ, khi cha mẹ gặp biến cố lớn, mà cứ cuống cả lên không biết đối mặt với những cảm xúc thất vọng, khổ đau thế nào, sẽ ảnh hưởng đến cách con điều chỉnh cảm xúc của mình. Những gì chúng ta ăn hàng ngày dễ trở thành nếp ăn của con, cách chúng ta tập thể dục hay chăm sóc bản thân đều có một phiên bản copy ở con bạn.

Những gì cha mẹ nói cũng rất quan trọng. Nếu như mọi quyết định của cha mẹ đều cần giải thích lý do cho con nghe. Thì U là trời, điều đó sẽ bộc lộ hết tư duy của chúng ta ra cho con cái thấy.

Khi chúng ta giải thích cho con lý do vì sao ta quyết định mua nhà ở thành phố thay vì ngoại ô, vì sao ta chọn trường công thay vì trường tư, vì sao để ông bà ở quê với bà con chòm xóm thay vì đưa lên thành phố ở với con cháu…điều đó thể hiện tư duy của cha mẹ, thể hiện suy nghĩ và tầm hiểu biết của cha mẹ. Những điều này chắc chắn giúp hình thành nên tư duy của con. Mình có một người bạn, cha mẹ đều thông minh, hiểu biết, điềm tĩnh và sâu sắc. Cậu con trai 12 tuổi đón khách của bố mẹ vào nhà hết sức “chuyên nghiệp”, mở cửa, mời nước, chào hỏi, trò chuyện với khách khi bố mẹ chưa về, bàn giao lại khách cho bố mẹ khi bố mẹ về. Mình có thể thấy rõ ràng hình bóng của bạn mình trong hình ảnh cậu con trai nhỏ.

Một cách gây ảnh hưởng rất rõ ràng đến con, là việc trò chuyện cùng con về sự khác biệt giữa đúng và sai, về các giá trị sống. Tuổi trước teen là giai đoạn quan trọng nhất để “lén lút nhồi nhét” những phẩm chất, giá trị sống, những điều cha mẹ cho là quan trọng vào cho con.

Làm gương cho con thế nào?

Dưới đây là một số lời khuyên từ Life Mentor để giúp bạn trở thành hình mẫu lý tưởng cho con ở tuổi vị thành niên:

  • Cho con tham gia vào các cuộc thảo luận trong gia đình, nói chuyện cởi mở và để con có ý kiến ​​về các quyết định của gia đình. Ví dụ: Bố sắp có công việc mới ở Đà Nẵng, mẹ muốn nói chuyện với các con về kế hoạch của nhà mình khi bố chuyển công tác.

  • Cha mẹ đưa ra lời khuyên với con thế nào thì cố gắng thực hiện tốt điều đó trước. Điều huỷ hoại uy tín cha mẹ lớn nhất chính là “nói 1 đằng làm 1 nẻo”. Con sẽ đánh mất lòng tin ở chúng ta nếu như chúng ta chỉ biết nói hay mà làm thì dở tệ.

  • Cha mẹ cũng mắc sai lầm, và cần phải chịu trách nhiệm về bản thân. “Mẹ nghĩ là mẹ đã làm sai điều này rồi. Mẹ ân hận quá. Mẹ cần phải nói chuyện với bố của con để khắc phục việc này.” hay “Mẹ xin lỗi con, mẹ đáng lẽ không nên can thiệp vào chuyện con chọn bạn bè. Mẹ luôn mong con có những người bạn tốt, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.” Điều này không chỉ giúp cha mẹ và con gần gũi hơn mà còn dạy con một cách trực quan về bài học mắc sai lầm phải chịu trách nhiệm. Thường con cái sẽ không dám thể hiện sai lầm với “cha mẹ siêu nhân” và gần gũi hơn với “cha mẹ người thường”. Cha mẹ cố gắng đừng đổ lỗi cho người khác hoặc đổi lỗi cho hoàn cảnh về mọi việc không như ý muốn nhé.

  • Cha mẹ cần sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý các chuyện xảy ra hàng ngày với gia đình mình. Con sẽ học được nhanh nhất qua các sự kiện, biến cố của gia đình. Cha mẹ khó chịu và tức giận khi một vấn đề xuất hiện sẽ khuyến khích con phản ứng theo cách tương tự đấy. Một ngày một người lớn có trung bình 122 quyết định (nghiên cứu cho hay). Vậy chúng ta có 122 cơ hội để giải thích cho con vì sao chúng ta tư duy và hành động như vậy. Cũng là 122 cơ hội hướng dẫn cho con về các giá trị cũng như giáo dục hành vi, khả năng giải quyết vấn đề cho con. Có quá nhiều? Thôi thì dạy con 121 lần cũng được.

  • Hãy thể hiện lòng tốt và sự tôn trọng trong cách bạn nói và cư xử với người khác. Hãy đối xử với bản thân, và người khác bằng sự ấm áp, quan tâm và thấu hiểu. Cuối cùng thì, bạn mong con thành người thanh lịch, tử tế. Hãy bắt đầu từ chính chúng ta ngày hôm nay.

Chúc các cha mẹ sớm sớm trở thành Người dẫn lối chuẩn xịn cho con mình nhé.

---

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

(1) Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng các lĩnh vực, giúp con hướng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, và rút ngắn con đường đến thành công;

(2) Tổ chức các khóa đồng hành cùng cha mẹ, hỗ trợ cha mẹ 80% trong việc cung cấp cho các con tư duy, kỹ năng, bộ phẩm chất, và các bài học quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

(3) Hỗ trợ xây dựng lộ trình phát triển của mỗi cá nhân theo từng mục đích của mỗi gia đình, và mỗi giai đoạn cuộc đời.

(4) Tư vấn cách cư xử, giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày với con để duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái.

 

Có thể bạn quan tâm:

TRANG BỊ GÌ CHO CON THỜI BUỔI NÀY

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN?

ĐỘNG LỰC HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC ĐẾN TỪ ĐÂU?

← Bài trước Bài sau →