VÙNG CHẤP NHẬN CỦA BẠN CÓ RỘNG LỚN KHÔNG?

VÙNG CHẤP NHẬN CỦA BẠN CÓ RỘNG LỚN KHÔNG?

Đây là một khái niệm rất quan trọng giúp cuộc sống của chúng ta và con cái dễ thở hơn rất nhiều đó các bạn.

“…có những cha mẹ được coi là rất dễ chấp nhận. Họ có sự yên ổn nội tâm, mức độ chịu đựng cao, sự thật là họ yêu quý bản thân, cảm xúc của họ về bản thân hoàn toàn độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra xung quanh…” Họ rất rộng lượng và cho con cái được thử và sai rất nhiều, họ chấp nhận sự bừa bộn, họ dễ tha thứ, họ kiên nhẫn chỉ dạy con từng chút một.

“…trẻ con luôn cảm thấy ổn khi ở bên những người như thế. Con có thể trò chuyện cởi mở, có thể thổ lộ những bí mật thầm kín. Con có thể là chính mình khi ở bên cha mẹ như vậy…”

“…có những cha mẹ khác…đơn giản là họ không thể chấp nhận người khác. Họ luôn tìm thấy những hành vi ở con mà họ không thể chấp nhận được. Khi bạn quan sát họ và con cái họ, bạn bối rối không hiểu tại sao một số hành vi với bạn có vẻ chấp nhận được mà đối với họ lại không…Họ có quan điểm rất mạnh mẽ và cứng nhắc về việc những người khác nên cư xử thế nào, hành vi nào là đúng và hành vi nào là sai - không chỉ với con cái mà với tất cả mọi người. Trẻ con có thể cảm thấy cực kì không thoải mái khi ở bên cạnh cha mẹ như vậy vì con không biết cha mẹ có chấp nhận mình không”. Họ là người thích tạo ra quy định và bắt mọi người phải theo, chỉ trích hoặc phê phán người nào không theo.

(Hết phần trích sách “…”)

Vùng chấp nhận của chúng ta càng rộng, cuộc sống của chúng ta càng thoải mái, và con cái/ người khác cũng thấy rất dễ chịu khi cùng chung sống.

---

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

(1) Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng các lĩnh vực, giúp con hướng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, và rút ngắn con đường đến thành công;

(2) Tổ chức các khóa đồng hành cùng cha mẹ, hỗ trợ cha mẹ 80% trong việc cung cấp cho các con tư duy, kỹ năng, bộ phẩm chất, và các bài học quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

(3) Hỗ trợ xây dựng lộ trình phát triển của mỗi cá nhân theo từng mục đích của mỗi gia đình, và mỗi giai đoạn cuộc đời.

(4) Tư vấn cách cư xử, giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày với con để duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái.

 

Có thể bạn quan tâm:

ĐỂ CÓ CUỘC ĐỐI THOẠI CHẤT LƯỢNG VỚI CON

DẠY CON, SỬA SAI BAO GIỜ CŨNG MỆT HƠN LÀM TỪ ĐẦU

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ NGHE LỜI MÀ KHÔNG PHẢI LA HÉT?

← Bài trước Bài sau →