"Quy tắc an toàn online" - Cha mẹ cần lưu ý gì khi con sử dụng thiết bị công nghệ
- Người viết: Life Mentor lúc
- Kỹ năng làm cha mẹ
Trong thời đại công nghệ số, việc cho con tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ là điều không tránh khỏi. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho con những kĩ năng cần thiết khi bước vào thời đại số.
Trang bị kiến thức sử dụng công nghệ kỹ thuật số theo từng độ tuổi
Dễ dàng nhận thấy, công nghệ đã len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống gia đình. Trẻ được nhìn thấy người lớn sử dụng công nghệ từ khi con còn nằm nôi. Nhiều gia đình cho con chơi với các thiết bị công nghệ từ khi 1-2 tuổi, nhiều trẻ cấp 1 đã thành thạo sử dụng các thiết bị di động, máy tính, và đã có tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ và nền tảng mạng xã hội trong thời đại kỹ thuật số ngày nay đi kèm với nhiều ưu điểm và nhược điểm.
Chuyên gia Mai Mai - nhà sáng lập tổ chức "Life Mentor" chia sẻ quan điểm về việc sử dụng công nghệ trong giáo dục con trẻ
Theo chuyên gia Mai Mai - nhà sáng lập "Life Mentor", chương trình tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình cho biết, việc sử dụng công nghệ trong giáo dục, một cách có hiểu biết và có kiểm soát là điều rất quan trọng.
"Thứ nhất, công nghệ làm phong phú thêm trải nghiệm học tập. Thứ hai, công nghệ giúp chuẩn bị cho trẻ em một tương lai cả nhân loại đều sử dụng kỹ thuật số. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, cần phải hiểu biết và có kiểm soát." - Chuyên gia Mai Mai lưu ý.
Trong báo cáo "Nhìn về tương lai – Xu hướng mới trong giáo dục trẻ em" mà Life Mentor đang xây dựng, chuyên gia Mai Mai chia sẻ quy tắc an toàn online theo từng lứa tuổi giúp phụ huynh dạy con sử dụng công nghệ hiệu quả.
Quy tắc an toàn online theo từng độ tuổi Với trẻ nhỏ (4-8 tuổi), hãy nói với con về:
Với trẻ trước tuổi teen (9-12 tuổi)
Với trẻ tuổi teen (13-18 tuổi)
|
"Quyền riêng tư" - Hàng rào giữa cha mẹ và con cái
Khi con bắt đầu sử dụng các thiết bị điện tử hoặc có tài khoản mạng xã hội, nhiều phụ huynh luôn muốn theo dõi vì sợ con gặp rắc rối trên mạng, trong khi con lại cho rằng cha mẹ đang giám sát và xâm phạm quyền riêng tư của con. Chuyên gia Mai Mai cho rằng, đôi khi trẻ em chỉ ý thức về quyền riêng tư với cha mẹ, nhưng nhiều trường hợp không ý thức được quyền riêng tư với thế giới bên ngoài. Nói đúng hơn, là trẻ em xây cho mình một thế giới riêng để cha mẹ không biết. Chứ không phải sự hiểu biết về đảm bảo riêng tư và an toàn cho bản thân, đặc biệt trên nền tảng số.
Trẻ em chỉ ý thức về quyền riêng tư với cha mẹ, nhưng nhiều trường hợp không ý thức được quyền riêng tư với thế giới bên ngoài
Theo chuyên gia, giao tiếp cởi mở chính là chìa khoá hoá giải hàng rào giữa cha mẹ và con cái. Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là mối quan hệ với con. Điều này cần được xây dựng từ khi con còn bé, tạo sự tin tưởng, trò chuyện trung thực, yêu thương, và tôn trọng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần hiểu biết về thế giới kỹ thuật số mà con cái họ đang sống. Thay vì giám sát trực tiếp như cảnh sát (quản lý tin nhắn, theo dõi hoạt động MXH của con) vừa gây ra mâu thuẫn, vừa làm con cảm thấy như bị cầm tù, thì cha mẹ có thể thiết lập các hướng dẫn và quy tắc sử dụng Internet.
Ví dụ, đặt giới hạn thời gian chỉ 1h/ngày vào khung giờ nhất định, thảo luận về trang web và ứng dụng nào phù hợp, đặt ra khoảng thời gian gia đình bên nhau không có công nghệ, cùng con trải nghiệm cuộc sống thực, du lịch bên nhau, bàn với con và được con chấp nhận cài đặt các phần mềm lọc nội dung trẻ em trên Internet, hướng dẫn con về an toàn online. Đồng thời, hướng dẫn trẻ về quy tắc giao tiếp online, cuộc sống thực cần có trách nhiệm thế nào thì cuộc sống số cũng vậy.
Giao tiếp cởi mở chính là chìa khoá hoá giải hàng rào giữa cha mẹ và con cái
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hướng dẫn con về việc lọc tin giả, đánh giá thông tin trên Internet. Hướng dẫn con về các dấu hiệu nhận biết (red flags) khi có nguy cơ trên nền tảng số. Nếu trẻ nắm vững những kỹ năng này, trẻ sẽ có khả năng tự ra quyết định khi gặp phải tình huống khó khăn. Cha mẹ không thể ở bên con mỗi ngày để kiểm tra tin nhắn, hay theo dõi MXH của con được.
Đồng thời, cha mẹ học cách tôn trọng ranh giới của con và thể hiện sự tin tưởng, chỉ can thiệp khi có nguy cơ rõ ràng đối với sự an toàn hoặc sức khỏe của con. Nói với con: "Trách nhiệm của bố mẹ là đảm bảo cho con an toàn. Vì thế, ngay khi con cảm thấy không an toàn, hay cần sự giúp đỡ, hãy nói với bố mẹ ngay. Bố mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ."
Cha mẹ cùng con học tập
"Chúng ta không thể hướng dẫn con, khi chúng ta không biết gì về thế giới số. Thông thường chúng ta sợ và dè chừng những điều chúng ta không biết. Trong khi thế giới rộng lớn ngoài kia có quá nhiều tri thức hay, nếu để nỗi sợ hãi giam cầm, thì cả chúng ta và con đều không học được điều gì về thế giới." - nhà sáng lập Life Mentor cho biết.
Phụ huynh cần liên tục cập nhật, tham gia các hoạt động cùng con để tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái
Chia sẻ trong quá trình tư vấn cho phụ huynh, chuyên gia Mai Mai luôn ủng hộ phụ huynh liên tục cập nhật, tham gia cùng thì mới hiểu được thế giới của trẻ con. Một số việc phụ huynh có thể làm: cùng con làm các dự án trên nền tảng số, liên hệ chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để biết con đang học và làm gì trên online, giới thiệu cho con những công cụ để giúp con học và thực hành hiệu quả hơn…
Khi trẻ được trang bị những kĩ năng tốt, trẻ sẽ sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm. Kiến thức kỹ thuật số dựa trên các giá trị nhân văn là điều cần thiết để trẻ em thành thạo công nghệ thay vì bị công nghệ thao túng.