SỬA THÓI QUEN XẤU CHO CON NHƯ THẾ NÀO ?

SỬA THÓI QUEN XẤU CHO CON NHƯ THẾ NÀO ?

Bạn bảo con chơi xong phải dọn đồ cả trăm lần nhưng đâu vẫn vào đấy. Bạn bảo con phải giữ phòng sạch sẽ nhưng nó vẫn bày ra và không có nhu cầu dọn. Bạn bảo con phải dậy đúng giờ đi học nhưng chuông báo thức kêu cả chục lần nó vẫn nằm ườn ra. 🙂

Nhà tôi nuôi 1 con mèo đã hơn 12 năm, nó rất khôn. Mèo nó có nhu cầu mài móng hàng ngày. Ngày đầu tiên nó cào ghế sô pha, tôi đuổi và đập nhẹ vào đầu nó 1 cái, vài lần như vậy nó không cào ghế nữa. Mỗi lần nó cào chỗ nào thấy mình phản ứng ngay như vậy nó đều hiểu. Vợ tôi để một miếng thảm xốp cho nó cào, vài lần nó cào móng vào thảm mình cho nó ăn. Chỉ sau vài lần là từ đó đến giờ khi đói nó ra cào cái thảm xin ăn, không cào lung tung nữa.

Thói quen trong suy nghĩ, hành động có cơ chế hoạt động như một phản xạ có điều kiện giống hệt con mèo ở trên. Cơ chế này là bản năng tự nhiên giúp các động vật phản ứng nhanh hơn để sinh tồn và giúp não tiết kiệm năng lượng. Phản xạ luôn ra đòn trước, ý thức luôn chậm hơn là vì vậy.

Con người dễ tiếp thu các thói quen xấu từ môi trường hơn là thói quen tốt vì các thói quen xấu thường hướng đến sự thoải mái bản năng, các thói quen tốt thường hướng đến các chuẩn mực, quy tắc gò bó nên phải để ý nhiều và mệt não hơn.

Để thay đổi thói quen xấu phải bắt đầu phải thay đổi hành vi. Để tạo một thói quen mới cần tạo hành vi liên tục 21 ngày. Để sửa một thói quen cũ lại mất trung bình 90 ngày. Ngay cả khi đã nhận thức ra vấn đề rồi nhưng vẫn rất khó sửa là vì vậy. Các cụ hay bảo ba bảy 21 ngày lại đâu vào đấy là thế 🙂. Thói quen xấu thực ra rất khó sửa. Học thói quen xấu cũng nhanh hơn thói quen tốt rất nhiều.

Nhiều thói quen thể hiện ra bên ngoài có chung những "thói quen gốc". Ví dụ thói quen dậy muộn, bừa bãi, vứt đồ lung tung, làm đâu bỏ đấy, sót việc, ăn mặc cẩu thả ... đều xuất phát từ thói quen thiếu kỷ luật bản thân. Thói quen kỷ luật lại phụ thuộc vào ý chí, nghị lực, nhận thức của mỗi người. Ý chí hay động lực xuất phát từ nhu cầu, hoàn cảnh, thường trẻ được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh thuận lợi sung sướng, mọi nhu cầu được thoả mãn dễ dàng thì ý chí sẽ yếu. Nghị lực là khả năng vượt khó, có được nhờ quá trình rèn luyện. Nhận thức có nhờ học tập, lao động, trải nghiệm.

Để sửa thói quen xấu có 2 cách:

Một là theo dõi và "trừng phạt cơ thể" ngay khi hành vi xảy ra 🙂. Tuy nhiên việc "trừng phạt ngay lập tức" này đôi khi phải diễn ra 90 ngày cũng rất nhọc và không dễ thực hiện. Riêng khoản này người ngu hơn mèo là chắc chắn 🙂

Hai là tập vài thói quen tốt có cùng "thói quen gốc" với thói quen muốn bỏ. Khi thói quen mới hình thành, thói quen gốc cũng sẽ thay đổi và các thói quen xấu sẽ dễ thay đổi hơn. Với phương pháp thứ hai có thể làm theo 3 bước :

- Bước 1: Nhận thức vấn đề: cùng con bàn bạc, viết ra danh sách các thói quen tốt cần tập, các thói quen xấu cần sửa, phân loại theo thói quen gốc.

- Bước 2: Quyết định tập thói quen mới, ưu tiên các việc con có hứng thú và có cùng thói quen gốc với thói quen xấu cần sửa. Ghi mục tiêu và dán lên chỗ hàng ngày hay nhìn thấy nhất.

- Bước 3: Hành động, theo dõi đánh giá liên tục trong 21 ngày.

Ví dụ để thay đổi thói quen "ngủ nướng" đầu tiên có thể cho con chơi môn thể thao nào nó thích, sau khi nó nghiện chơi môn đó hàng ngày rồi thì chuyển giờ chơi sang buổi sáng sớm.

Theo đạo Phật, thằng người được cấu thành bởi 3 thằng THÂN, TÂM và TUỆ. Thói quen làm cẩu thả, không chu đáo là vì cái thằng THÂN nó đã quen lười biếng, nó không nghe thằng TUỆ. Có thể hướng dẫn con tập Gym, tập võ.., Sau mỗi lần phải cố gắng vượt qua sự mệt mỏi thì nghị lực sẽ tăng lên, dần dần thằng THÂN nó.
____
“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

  • Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.

  • Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội

  • Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor để lưu giữ lại những tri thức mà chúng tôi học được từ nhiều nguồn trên thế giới, như một di sản để lại cho các con mình, và nhiều trẻ em Việt Nam.

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.

 

← Bài trước Bài sau →