CÓ NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG CHỊU ĐƯỢC THẤT BẠI

CÓ NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG CHỊU ĐƯỢC THẤT BẠI

(Đây là phần 3 của bài viết: Dạy trẻ làm quen với thất bại)

Không chịu đựng được thất bại khiến trẻ dễ bị lo lắng.

Hãy nhìn những đứa trẻ mong manh dễ vỡ ngoài kia, những thanh niên không yêu được bạn trai/ bạn gái đã vùi mình trong rượu và chất kích thích. Những bạn trẻ không qua nổi một kì thi, và chìm trong u uất. Những đứa trẻ về thứ nhì trong một giải đấu, cay cú hậm hực, ghét cả bạn giải nhất.

Hãy nhìn những thanh niên 20-30 tuổi, chỉ tập trung năng lượng duy nhất vào một cuộc thi, trượt một cái là đời bế tắc, không đứng dậy nổi. Khi bước ra cuộc sống, còn bao nhiêu thử thách, bao nhiêu sai lầm sẽ mắc phải, mỗi lần vấp ngã, họ lại cần đến 1-2 năm mới vực dậy được tinh thần. Thậm chí chẳng thèm đứng dậy luôn.

Michael Jordan, một trong những vận động viên vĩ đại nhất thế giới, đã dành nhiều năm để rao giảng tầm quan trọng của việc thua cuộc. Jordan đã nói nhiều về sự kiên trì và khả năng phục hồi khi đối mặt với những thử thách trong và ngoài sân đấu là những gì đã khiến anh ấy trở thành người chiến thắng.

Trong khối NGO có một khái niệm rất hay dùng mà mình rất thích. RESILIENCE. Từ này để chỉ khả năng phục hồi lại trạng thái tốt sau khi gặp biến cố. Đây là cái mà chúng ta phải dạy con cái.

Thật không may, khi thế giới ngày càng gia tăng áp lực buộc trẻ em phải trở thành người chiến thắng và cha mẹ cảm thấy buộc phải tạo điều kiện cho chúng bằng mọi cách có thể, chúng ta ngày càng thấy nhiều trẻ em trở nên quẫn trí dù chỉ là sai lầm nhỏ nhất.

S. là một bạn nhỏ theo học piano. Mỗi lần chơi sai một nốt nhạc, cậu ta sẽ cầm tập sách âm nhạc lên và tự đập vào đầu mình và kêu lên như trừng phạt mình. Cô giáo dạy Piano đã phải thốt lên rằng, chưa từng thấy một đứa trẻ nào khó khăn với bản thân như vậy. Cô đã phải hướng dẫn S cách đối xử với bản thân một cách ôn hoà khi mắc sai lầm, từ sai lầm nhỏ nhất là đánh sai nốt nhạc.

A. là cô bé 15 tuổi, quá quẫn trí vì không được vào một trường trung học chuyên, trong khi bạn bè xung quanh vào được trường tốt, bé đã bắt đầu tự làm hại bản thân.

Rõ ràng, khả năng chịu đựng sự đau khổ hoặc thất vọng là một kỹ năng sống quan trọng cần thành thạo. Khi đến trường, “khả năng chịu đựng sự không hoàn hảo – chấp nhận sự bất như ý – khả năng tự học hỏi từ thất bại – thường quan trọng hơn bất cứ môn học nào”.

Nhà trường là nơi chuẩn bị cho trẻ kiến thức và kĩ năng, để bước vào cuộc sống và vào thị trường lao động. Chuẩn bị, là giai đoạn trẻ phải tha hồ được thử và sai chứ. Đến ngay cả giai đoạn tập rượt, chuẩn bị cũng không được sai, thì áp lực đang là quá lớn với trẻ rồi.

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

  • Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.
  • Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội.
  • Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

Chúng tôi mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.

Liên hệ công việc: lifementor2021@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify https://spoti.fi/3zXawQT

← Bài trước Bài sau →