CHỈ THÔNG QUA THỬ VÀ SAI, TRẺ EM MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LỚN KIÊN CƯỜNG
- Người viết: Life Mentor lúc
- Kỹ năng làm cha mẹ
(Đây là phần 2 của bài viết: Dạy trẻ làm quen với thất bại)
Thất bại là một phần của quá trình. Vấn đề không phải là làm thế nào để không bao giờ thất bại, không thi trượt, không điểm kém…mà là làm thế nào để có thể thoải mái với những thất bại và bước tiếp sau những vấp ngã.
2. Khuyến khích con chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Thất bại không bao giờ là lãng phí cả, đặc biệt nó giúp một người vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy cùng con tạo một thử thách thú vị, nói với con về thất bại như một điều bình thường.
Một ví dụ rất hay tôi thấy từ gia đình một người bạn như sau:
- Cả nhà có một buổi trò chuyện cuối tuần, họ chia sẻ một tình huống khó khăn mà họ đã thất bại. Thậm chí còn “làm lố” một chút, là bình bầu xem ai có “thất bại lớn nhất” mỗi tuần.
- Mẹ có thể nói “Ngày trước mẹ thi thử kì thi tiếng Anh nhưng lần đầu tiên cũng chỉ được có 5 điểm. Phải thi 2 lần mới được điểm mong muốn.”
- Con có thể nói, “Con đã thử tham gia đội bóng chày mặc dù con chưa bao giờ chơi môn thể thao này” hoặc “Con đã hẹn cô gái mới ở trường trung học của mình đi hẹn hò và cô ấy đã từ chối con”.
Hãy làm cho việc thất bại trở nên bình thường. Không nghiêm trọng, không đặt nặng vấn đề kết quả. Nhưng cũng hãy dần đẩy các giới hạn đi xa hơn. Những thử thách lớn hơn.
Cha mẹ thường có xu hướng xem nhiệm vụ của mình là giúp con cái thành công. Nhưng ngày càng có nhiều chuyên gia về trẻ em nhận ra rằng trẻ ngày càng cần được giúp đỡ để học cách thất bại.
Khi con bạn đã rất nỗ lực nhưng không thành công, hãy hỏi con đã học được những gì. Ví dụ, con viết sai chính tả và bị điểm kém. Bạn có thể nói: “Mẹ có thể thấy bị điểm kém khiến con khó chịu, nhưng con nghĩ xem có cách nào để con cải thiện cho cuộc thi tiếp theo không?”
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng cha mẹ cần nhấn mạnh sự tiến bộ của con. Điều này sẽ giúp con thấy rằng con đang tiến bộ ngay cả khi họ không hoàn thành mục tiêu của mình. Ví dụ: “Mẹ biết con không vui vì không giành chiến thắng trong cuộc thi, nhưng hãy nhìn xem con đã tiến xa hơn lần trước bao nhiêu!”
3. Cha mẹ hãy thể hiện sự đồng cảm
Đồng cảm với con khi con có điều gì không như ý. Đừng chỉ nói,“ Không sao đâu, lần sau con sẽ làm tốt hơn”. Việc gạt bỏ cảm giác bực bội và thất vọng của một đứa trẻ là vô tác dụng. Cha mẹ hãy nói: “Mẹ thấy con thực sự thất vọng, mẹ biết con thực sự muốn làm tốt hơn.”
Hãy cùng con xác định lại thất bại như một “cơ hội học hỏi”. Khi con gặp bất cứ sự bất như ý nào, hãy cùng con phân tích, mô tả các tình huống, và coi đây là cơ hội cơ hội học tập, điều chỉnh bản thân để lần sau đạt kết quả tốt hơn.
4. Cha mẹ làm mẫu
Hãy giải thích với con thất bại là một phần của cuộc sống và xảy ra với tất cả mọi người, ngay cả với cha mẹ. Cha mẹ có thể chia sẻ các ví dụ về “thất bại” mà mình đã gặp phải khi bằng tuổi con, và ngay cả bây giờ, khi đã trưởng thành.
Các bậc cha mẹ có thể diễn giải cách xử lý sự thất vọng của chính họ, chẳng hạn như mất khả năng thăng tiến trong công việc, mặc dù đã hết sức cố gắng.
Cha mẹ tránh tuyệt đối:
- Đổ lỗi cho hoàn cảnh. VD:”Tình hình kinh tế bất ổn, nên mình mới liên tục mất hợp đồng.”
- Đổ lỗi cho người khác. VD:”Sếp thật không biết nhìn người. Mình đã cố gắng bao nhiêu mà không được ghi nhận.”
- Biện hộ cho bản thân. VD:”Mình không thành công là vì hôm đó mình mệt ốm quá, chứ bình thường mình sẽ làm tốt lắm”. ..
Dù chỉ nghĩ trong đầu, hay nói ra với con, thì điều đó cũng định hình tư duy và cách tiếp cận vấn đề của cha mẹ. Dần dà, nó sẽ ngấm vào những thông điệp mà bạn truyền lại cho con.
Dù ai ai cũng thích mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng điều đó là khó có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải dạy cho con cái chúng ta rằng ngay cả khi mọi chuyện không theo đúng kế hoạch thì cũng ổn thôi. Và chúng ta thất bại là vì chúng ta chưa làm đủ tốt, và chúng ta cần phải làm lại tốt hơn.
5. Tận dụng cơ hội giáo dục
Thất bại của một đứa trẻ là cơ hội để cha mẹ dạy các kỹ năng chấp nhận và giải quyết vấn đề. Cha mẹ phải tận dụng tình huống sư phạm này.
Ví dụ: con bị điểm kém oan, con hãy tự luyện tập cách nói trước tại nhà, rồi đến nói với cô để cô xem lại và chấm lại.
Nhiều trẻ em tiểu học vì sợ “cô mắng” nên làm bài rất lâu la, trẻ cứ viết sai lại phải tẩy đi làm lại từ đầu.
Nhưng một cô giáo tiểu học mà chúng tôi biết lại có cách tiếp cận rất hay, cô nói: “Chúng tôi đang dạy bọn trẻ rằng viết sai một từ cũng không sao và hãy tiếp tục. Chúng tôi cùng đồng ý là hãy để trẻ mắc lỗi thoải mái, cho trẻ quen với ý nghĩ rằng sai lầm dù to, dù nhỏ không phải là ngày tận thế.”
“Chúng tôi sẽ thực hành việc mắc lỗi. Chúng tôi biết, điều đó có thể gây khó chịu cho phụ huynh, nhưng đó là cách chúng tôi luyện tập lòng khoan dung cho lũ trẻ.”
(Xin cảm ơn Nova Principle và ChildMind đã truyền cảm hứng cho chúng tôi.)
—
“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:
- Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.
- Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội.
- Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.
Chúng tôi mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.
Liên hệ công việc: lifementor2021@gmail.com
Website: https://lifementor.vn
Group FB https://www.facebook.com/groups/lifementor2021
Spotify https://spoti.fi/3zXawQT