4 BƯỚC CAI NGHIỆN TV, ĐIỆN THOẠI CHO CON

4 BƯỚC CAI NGHIỆN TV, ĐIỆN THOẠI CHO CON

Bài này nhằm giải đáp câu hỏi của 1 phụ huynh gửi về cho Life Mentor về việc “cha mẹ đi làm xa, con ở với ông bà, sau đó con nghiện TV, điện thoại và các video nhảm nhí trên Youtube.” Vậy cha mẹ phải làm sao?

Trẻ em bây giờ được bao vây bởi các thiết bị điện tử. Trẻ nhìn xung quanh người lớn nào cũng cầm điện thoại. Trẻ tò mò là chuyện đương nhiên. Có cái gì hay và thú vị trong cái máy nhỏ xíu đấy mà ai ai cũng cắm mặt vào vậy?

Bản thân người lớn chúng ta kỷ luật bản thân cũng rất rất kém. VD: Người lớn không dùng điện thoại trong 1 ngày, thậm chí 30’ thôi cũng rất khó chịu, cơn nghiện thông tin, nghiện MXH cồn cào bên trong chúng ta. Trong tay, trong túi lúc nào cũng phải có điện thoại. Ngồi bên cạnh con cũng cầm điện thoại.
Trẻ con dễ học theo là chuyện đương nhiên. Đứa trẻ nào được thả chơi tự do với TV, điện thoại thì cũng nghiện thôi. Không phải do đứa trẻ ngoan sẵn, tốt sẵn, hay có gen, nó ý thức mà tụi nhỏ từ chối thiết bị điện tử đâu. Học điều đúng đắn thì lâu, vì cần nỗ lực, kỷ luật bản thân rất mạnh mẽ. Chống lại cám dỗ cần rất nhiều nỗ lực. Chứ học những điều dễ dãi, buông thả, sai trái dễ và nhanh vô cùng.
Hiện nay, bạn Hải Vân (người đặt câu hỏi) đã nghỉ việc, về ở cạnh và kèm con rồi. Nhưng cách làm của bạn lại thế này: cấm tuyệt đối xem tivi và điện thoại nhưng con vẫn không chú tâm học. Rồi treo thưởng và khuyến khích cho con học xong sẽ cho xem tivi nhưng mà đâu lại vào đấy, cháu không nhớ được đã học cái gì và lúc học chỉ đối phó thôi.

Việc Bắt đầu và duy trì hành vi tốt đã khó, nay bạn chữa lại lỗi lại một thói quen xấu đã hình thành được 5-6 năm nay càng khó hơn.
Ở đây mình bày cho bạn cách giúp con cai nghiện Youtube, điện thoại, TV mà mình đã áp dụng thành công, và đã hướng dẫn cho một vài cha mẹ, bạn bè khác áp dụng thành công nhé.

1. Thay thế hành vi xấu bằng một hành vi tốt.

Ở đây bạn CẤM. Khi cấm thì bạn làm gì với con để thay thế khoảng thời gian trống đó? Không làm gì, chỉ cấm thôi. Khi mình cách li con dần khỏi điện thoại, mình phải thay thế khoảng trống đó bằng thời gian bản thân mình dành cho con vào các hoạt động khác. Con không tự thực hiện các hoạt động lành mạnh đâu. Bảo con đi đá bóng đi, đọc sách đi, học bài đi, phát triển bản thân đi, tập trung đi…con ko làm đâu, vì bạn đột ngột ngắt thói quen xem, và ngay lập tức đẩy con vào một hoạt động không phải thói quen khác. Con ko làm được.

Mình gợi ý bạn hãy làm những việc sau (các hoạt động này đều phải ưu tiên sở thích và thiên hướng của con nhé): cùng con đi xe đạp, đi thả diều, đi nhà sách, đi đào đất, dắt con đến nhà bạn chơi…Chứ không phải ưu tiên sở thích của mẹ: đi chợ, đi mua sắm, đi làm việc, đi lấy hàng…Cũng không thể để con ở nhà, cấm mọi thiết bị điện tử và bảo “mẹ đi lấy hàng nhé, con ở nhà phải đọc từng này sách, làm từng này bài.” Con không thể làm được.
Thời điểm mình nhận ra con bắt đầu phụ thuộc vào thiết bị điện tử, mình cũng phải có chiêu để giảm dần việc con xem suốt ngày, mặc dù nội dung mình cho con xem hoàn toàn hữu ích và đã được chọn lọc. Lúc đó con thích chạy quanh đi siêu thị. Ok ngày nào mình cũng dắt con xuống siêu thị gần nhà, đến mức học thuộc hết tất cả các loại trái cây, bánh trái, rau củ…Tranh thủ học luôn giá tiền, so sánh giá, xem date sử dụng….

2. Giảm dần thời lượng xem.

Cai nghiện thì cũng phải cai từ từ. Hãy giảm từ 3h xem 1 ngày, bạn cắt dần cắt dần thành 2h, rồi 1h, rồi 30’ xem 1 ngày nhé. Thời gian còn lại lấp chỗ trống bằng những hoạt động bên trên. Cách hay nhất là dần dần thay thế bằng hoạt động đọc sách, hoặc hoạt động phục vụ cho sức khỏe, trí tuệ của con. Nhưng bạn cần ít nhất 30 ngày để thay đổi dần thói quen, không nhanh được đâu nhé.

3. Thay thế dần nội dung nhảm nhí

Chính bạn cũng nhận định và biết các nội dung con đang xem trên youtube là nhảm nhí. Nếu bạn biết nó nhảm nhí, thì hẳn bạn cũng biết cái gì là hữu ích và không nhảm nhí. Chỗ này mình tư vấn cho bạn cách lựa chọn các nội dung hữu ích từ youtube, theo lộ trình bài bản để con học tốt Tiếng Anh, Toán, Tiếng Việt. Giảm dần thời lượng nội dung nhảm nhí và tăng dần thời lượng các nội dung hữu ích. Cho đến khi thay thế hoàn toàn. Nhưng vì Youtube rất nhiều rác, nên bạn phải ở bên cạnh con, giám sát, hoặc cài đặt phần mềm lọc.

4. Youtube, TV không xấu. Nhưng có thứ tốt hơn.

Nó có cả rác và vàng trong đó. Nhiệm vụ của cha mẹ là hỗ trợ con, cùng con lọc thông tin, chọn thông tin giá trị để học, loại bỏ hoặc chặn thông tin rác. Chỗ này cha mẹ phải học để hiểu và nâng trình độ của mình lên thì mới chọn lọc được thông tin giá trị theo đúng lộ trình.
Một trong những cách học, tiếp thu kiến thức là nghe/ xem. Không phải mỗi duy nhất từ sách vở. Cha mẹ cần tôn trọng cách học này của con. Điều này là bình thường. Nên không nhất thiết phải cắt 100% phần nghe xem.

Vì youtube miễn phí, thuận tiện sử dụng, nên mới có cả rác và vàng. Cách làm của mình là không cài đặt youtube. Chỉ cài các phần mềm hữu ích, đã lọc sẵn, có trả phí. Khi đó cha mẹ không phải ngồi bên cạnh để kèm chằm chặp con nữa. Có thể đưa cho con iPad, giới hạn cho con 30’ để con tự xem nội dung trên app học tập.
Số tiền trả phí là quá nhỏ so với giá trị mà các nguồn tài liệu này mang lại. Cũng như trả lại sự tự do cho bản thân mẹ. Ở đây mình đã gợi ý cho bạn một số kênh và nguồn tài liệu mà bạn có thể dùng với con.

Điều quan trọng nhất là phải cùng con học, cùng con chơi, cùng con tương tác mỗi ngày. Bạn phải dành thời gian với con. Đó là điều quan trọng nhất. Không nên, không thể để đứa trẻ tự bơi trong biển thông tin hỗn loạn đó và mong con tự giỏi, tự ý thức được. Bạn làm càng sớm, càng có hiệu quả với con, thì bạn càng sớm buông tay để mẹ tự do, con tự lo.

---

Mai Mai - Founder @LifeMentor

Family Education Coach/ Mentor (Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình).

Nơi đây, bạn có thể tìm thấy thông tin khoa học, chính thống, có bản quyền về chủ đề nuôi dạy con từ 6-18 tuổi, với các hoạt động chính:

(1) Homeschooling: khai thác các chương trình homeschooling quốc tế, xây dựng lộ trình học tập hiệu quả dựa theo mục tiêu của mỗi trẻ/ mỗi gia đình, phương pháp tự học, đọc sách, x10 kiến thức bằng các tài liệu tham khảo nâng cao, kết nối các giáo viên và cơ hội tham gia cuộc thi quốc tế cho trẻ.

(2) Mentor lộ trình du học, giành học bổng, các cuộc thi trong nước và quốc tế. Làm dày bộ hồ sơ để chuẩn bị cho hành trình du học. Đặc biệt các cuộc thi kinh doanh và dự án xã hội (thiết kế, vận hành, quản lý dự án). Kinh nghiệm: 100% hướng dẫn học trò đi thi là có giải. 

(3)Kỹ năng thế kỷ 21: Life Mentor cung cấp các khoá học mua bản quyền từ các tổ chức uy tín quốc tế, được bản địa hoá để phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam. Các khoá học xoay quanh mô hình 12 nhóm kỹ năng, tư duy quan trọng do OECD đề xuất. Hỗ trợ cha mẹ 80% trong việc cung cấp cho các con tư duy, kỹ năng, bộ phẩm chất, và các bài học quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

(4) Kỹ năng coach dành cho cha mẹ: Mỗi cha mẹ đều có năng lực để trở thành một coach “siêu xịn” cho con. Life Mentor hướng dẫn cha mẹ các kỹ thuật coaching để kết nối sâu sắc và hiệu quả hơn với con, dẫn dắt và hỗ trợ con tốt hơn trong hành trình trưởng thành. 

(5)Hướng nghiệp và chiến lược sự nghiệp: thông qua khoá học và kết nối với các Mentor có kinh nghiệm và đã thành công trong các lĩnh vực.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor như một di sản để lưu giữ những tri thức từ nhiều nguồn chính thống, khoa học trên thế giới, và đúc kết được từ nhiều Mentor xuất sắc. 

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. 

----

Liên hệ công việc: lifementor.vn@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify https://spoti.fi/3zXawQT

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC7_rmsgL-OwgalsEoUwr9aA

Google podcast: https://bit.ly/3JGQcq9

TikTok: https://www.tiktok.com/@maimai_parenting

Các khoá học Life Mentor đang cung cấp: http://khoahoc.lifementor.vn

← Bài trước Bài sau →