CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG NGÀNH PR TRUYỀN THÔNG MARKETING

CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG NGÀNH PR TRUYỀN THÔNG MARKETING

“Em đã làm các định dạng content (content format) nào?”
Thông thường rất nhiều bạn sinh viên, mới ra trường bước vào ngành PR, truyền thông, Marketing sẽ lựa chọn (và được dí vào) vị trí viết content. Do việc này rất tỉ mẩn, cần nhiều thời gian, vừa tầm năng lực, và là xuất phát điểm cho những bước tiếp theo của nghề. Đôi khi, các bạn lựa chọn nghề content để theo đuổi vì đam mê. Vậy thì bài này, dành cho những bạn như vậy.
Trong phỏng vấn, khi được đặt câu hỏi này, hầu hết các bạn sẽ kể một số định dạng content như:
- Viết post Facebook
- Viết bài SEO website
- Viết bài PR đăng báo
Đây là 3 loại phổ biến nhất mà hầu hết các bạn trẻ/ sinh viên đã trải qua. Nhiều người rất tự tin nghĩ chỉ có 3 loại content đó trên đời, là đủ võ rồi, và cho rằng “em có kinh nghiệm viết lách nhiều và đa dạng”. Thế giới content rộng lớn hơn rất nhiều. Hãy xem hình minh họa sau đây nhé.
- Viết content cho Mạng xã hội: Mỗi MXH lại có một kiểu viết khác nhau (FB, Insta, Tiktok, Twitter, Pinterest…) và các bạn phải quen thuộc với tất cả các cách viết trên nhiều Mạng xã hội để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 
- Lên kịch bản seeding cho các forum, mạng xã hội.
- Viết kịch bản cho định dạng video, Vlog (Youtube, tiktok, Vimeo)
- Viết kịch bản các cuộc thi online, offline (competition, quizzes, games, give away…)
- Viết thông cáo báo chí
- Viết bài phát biểu cho lãnh đạo, người nổi tiếng  trong sự kiện
- Viết review, rating, chấm điểm
- Viết ebook, tài liệu
- Viết tờ quảng cáo (flyer, brochures, leaflet, banner, standee…)
- Viết bài nghiên cứu (research)
- Viết quy trình làm việc, mẫu, form, biểu báo cáo
- Thiết kế file thuyết trình (PPT, Canva)
- Viết kịch bản sự kiện, webinar
- Viết từ điển, giải thích, định nghĩa các từ chuyên môn
- Viết báo cáo thị trường, sách hướng dẫn sử dụng (whitepaper, manuals) 
- Viết case study, điển hình thành công, story
- Viết “kịch bản” infographics và các định dạng hình ảnh khác như meme, gifs (hoặc viết ra thông điệp mình muốn có trên thiết kế, mà không phải là người trực tiếp thiết kế)
- Viết hướng dẫn sử dụng, mô tả sản phẩm, tutorial, demo
- Viết thay cho lãnh đạo (ghost writing) email, thông điệp đến nhân viên, bài phỏng vấn trả lời báo chí, blog công ty, tin tức ngành
- Viết lời nhạc, kịch bản clip có nhạc
- Viết kịch bản podcast, interview, sản xuất nội dung audiobook, podcast, 
- Viết tóm tắt, tổng hợp tài liệu, sách 
- Viết kịch bản newsletter, kịch bản email marketing cho từng đối tượng khách hàng
- Viết nội dung toàn bộ website (FAQ, Q&A, hướng dẫn, giới thiệu tổ chức, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, website có trang nào phải viết trang đó)
- Sưu tập và biên soạn content từ các nguồn
….
Như vậy có thể thấy, bước chân vào nghề content có quá nhiều thứ phải viết. Khi đi phỏng vấn, các bạn càng trải qua nhiều định dạng content, càng thể hiện bạn đã có kinh nghiệm và có lợi thế. 
Nếu các vị trí công việc trước đây chưa cho bạn cơ hội để thực hành các format viết như trên, thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện dự án viết lách riêng của mình, bằng blog, với các định dạng content khác nhau (ảnh, text, video, audio…) trên nhiều kênh mạng xã hội. Không chỉ để xây dựng thương hiệu cá nhân, mà còn giúp mài ngòi bút sắc bén. Chúc các bạn thành công.

 

---

Mai Mai - Founder @LifeMentor

Family Education Coach/ Mentor (Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình).

Nơi đây, bạn có thể tìm thấy thông tin khoa học, chính thống, có bản quyền về chủ đề nuôi dạy con từ 6-18 tuổi, với các hoạt động chính:

(1) Homeschooling: khai thác các chương trình homeschooling quốc tế, xây dựng lộ trình học tập hiệu quả dựa theo mục tiêu của mỗi trẻ/ mỗi gia đình, phương pháp tự học, đọc sách, x10 kiến thức bằng các tài liệu tham khảo nâng cao, kết nối các giáo viên và cơ hội tham gia cuộc thi quốc tế cho trẻ.

(2) Mentor lộ trình du học, giành học bổng, các cuộc thi trong nước và quốc tế. Làm dày bộ hồ sơ để chuẩn bị cho hành trình du học. Đặc biệt các cuộc thi kinh doanh và dự án xã hội (thiết kế, vận hành, quản lý dự án). Kinh nghiệm: 100% hướng dẫn học trò đi thi là có giải. 

(3) Kỹ năng thế kỷ 21: Life Mentor cung cấp các khoá học mua bản quyền từ các tổ chức uy tín quốc tế, được bản địa hoá để phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam. Các khoá học xoay quanh mô hình 12 nhóm kỹ năng, tư duy quan trọng do OECD đề xuất. Hỗ trợ cha mẹ 80% trong việc cung cấp cho các con tư duy, kỹ năng, bộ phẩm chất, và các bài học quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

(4) Kỹ năng coach dành cho cha mẹ: Mỗi cha mẹ đều có năng lực để trở thành một coach “siêu xịn” cho con. Life Mentor hướng dẫn cha mẹ các kỹ thuật coaching để kết nối sâu sắc và hiệu quả hơn với con, dẫn dắt và hỗ trợ con tốt hơn trong hành trình trưởng thành. 

(5) Hướng nghiệp và chiến lược sự nghiệp: thông qua khoá học và kết nối với các Mentor có kinh nghiệm và đã thành công trong các lĩnh vực.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor như một di sản để lưu giữ những tri thức từ nhiều nguồn chính thống, khoa học trên thế giới, và đúc kết được từ nhiều Mentor xuất sắc. 

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. 

----

Liên hệ công việc: lifementor.vn@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify https://spoti.fi/3zXawQT

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC7_rmsgL-OwgalsEoUwr9aA

Google podcast: https://bit.ly/3JGQcq9

TikTok: https://www.tiktok.com/@maimai_parenting

Các khoá học Life Mentor đang cung cấp: http://khoahoc.lifementor.vn

← Bài trước Bài sau →