Phân tích tâm lý nhân vật (Phó Gia Minh): Đứa trẻ đóng vai phụ huynh
- Người viết: Life Mentor lúc
- Phát triển bản thân
Nhân dịp #ĐuTrendHoaHồng , mình xin văn vở phân tích nhân vật dựa trên bộ môn Tâm lý học gia đình.
Trong series này mình sẽ chỉ bình luận về nền giáo dục trong mỗi gia đình đã tạo ra những con người thế nào, và những ẩn dụ tâm lý đằng sau các tình huống. Kèm theo topping những lưu ý mà cha mẹ có thể dùng khi giáo dục con cái từ bộ phim này.
Cam kết chỉ nói chuyện giáo dục trẻ con, không nói chuyện tình yêu.
——
Anh Phó Gia Minh, hãy gọi anh là anh Minh.
Trong phim hoàn toàn không xuất hiện bố mẹ anh Minh, thế mà tôi lại ngồi đây phân tích chuyện gia đình anh Minh. Khó thế mà cũng làm được.
Bố mẹ anh Minh mất sớm (không biết sớm là thời điểm nào), chỉ có anh Minh và em trai. Không thấy nhắc đến một nhân vật người thân nào khác nữa.
Chi tiết lý giải rõ nhất gốc gác của anh Minh là câu kể lể của Gia Mẫn (em trai anh Minh) “Anh ấy không yêu ai, không lấy vợ…anh ấy nuôi em học hành đến hết đại học…”
——
Khi bố mẹ mất sớm, (hoặc bố mẹ đi vắng xa nhà, hoặc bố mẹ ốm đau bệnh tật, hoặc bố mẹ thờ ơ, miễn là vai trò của bố mẹ không còn trong gia đình), đứa trẻ lớn trong nhà thường đóng vai bố mẹ. Đây gọi là hiện tượng phụ huynh hoá.
Trong series này mình sẽ chỉ bình luận về nền giáo dục trong mỗi gia đình đã tạo ra những con người thế nào, và những ẩn dụ tâm lý đằng sau các tình huống. Kèm theo topping những lưu ý mà cha mẹ có thể dùng khi giáo dục con cái từ bộ phim này.
Cam kết chỉ nói chuyện giáo dục trẻ con, không nói chuyện tình yêu.
——
Anh Phó Gia Minh, hãy gọi anh là anh Minh.
Trong phim hoàn toàn không xuất hiện bố mẹ anh Minh, thế mà tôi lại ngồi đây phân tích chuyện gia đình anh Minh. Khó thế mà cũng làm được.
Bố mẹ anh Minh mất sớm (không biết sớm là thời điểm nào), chỉ có anh Minh và em trai. Không thấy nhắc đến một nhân vật người thân nào khác nữa.
Chi tiết lý giải rõ nhất gốc gác của anh Minh là câu kể lể của Gia Mẫn (em trai anh Minh) “Anh ấy không yêu ai, không lấy vợ…anh ấy nuôi em học hành đến hết đại học…”
——
Khi bố mẹ mất sớm, (hoặc bố mẹ đi vắng xa nhà, hoặc bố mẹ ốm đau bệnh tật, hoặc bố mẹ thờ ơ, miễn là vai trò của bố mẹ không còn trong gia đình), đứa trẻ lớn trong nhà thường đóng vai bố mẹ. Đây gọi là hiện tượng phụ huynh hoá.
Parentification (phụ huynh hoá) là gì?
Hiện tượng này xảy ra khi một đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ, đảm nhận vai trò và trách nhiệm của một người lớn trong gia đình.
Có hai hình thức chính của phụ huynh hóa:
1. Phụ huynh hóa tình cảm: thay vì nhận được tình cảm như những đứa trẻ khác, thì trẻ lại phải là người cung cấp sự hỗ trợ tình cảm.
2. Phụ huynh hóa công việc: Trẻ phải thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc gia đình mà thông thường thuộc về trách nhiệm của người lớn, như chăm sóc anh chị em nhỏ hơn, nấu ăn, việc nhà, hoặc quản lý tài chính gia đình, kiếm tiền…
Anh Minh combo cân cả hai.
Anh quên thân mình (không yêu ai, không lấy vợ) để dành toàn bộ công sức nuôi em trai ăn học đến lúc kết hôn. Trong phim anh là người chủ yếu đi cho tình cảm chứ không phải người nhận tình cảm.
- Anh chăm sóc chiều chuộng bé Sơ, quan tâm đến từng tiểu tiết vui buồn của con bé. Anh giỏi mua vui cho trẻ con. Dù mục đích của anh là làm bạn trai của mẹ, nhưng anh đã làm rất tốt việc chăm sóc con bé (viết bài hát cho con thỏ, mời bé Sơ đi biểu diễn, rủ nhau đi cắm trại, mua bánh tặng nhau, chôn con thỏ…)
- Anh cho em trai anh ngôi nhà để lấy vợ, anh ra ngoài thuê phòng khác. Anh đóng vai trò “phụ huynh” đón khách đến đám cưới của em trai, không có họ hàng nào khác.
- Anh chạy tới chạy lui lo từng việc cho đám cưới, bao gồm cả trèo lên gác nếm nồi canh, khiến anh quá mệt mà phát bệnh tim. Điều đó mang ý nghĩa biểu tượng là anh lo toàn bộ mọi việc trong nhà, và chăm sóc người khác toàn diện.
Nhưng anh lại từ chối nhận tình cảm và sự chăm sóc của người khác (giống bố mẹ của chúng ta quá). Trong phim, cô Tô cũng có xu hướng từ chối tình cảm và sự chăm sóc của người khác như anh Minh. Nguyên nhân tương tự.
Người "phụ huynh hóa" thường phát triển những thái độ và hành vi từ chối nhận tình cảm vì họ đã đóng vai trò cho đi tình cảm quá nhiều, biểu hiện ở một số hình thức như sau.
Có hai hình thức chính của phụ huynh hóa:
1. Phụ huynh hóa tình cảm: thay vì nhận được tình cảm như những đứa trẻ khác, thì trẻ lại phải là người cung cấp sự hỗ trợ tình cảm.
2. Phụ huynh hóa công việc: Trẻ phải thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc gia đình mà thông thường thuộc về trách nhiệm của người lớn, như chăm sóc anh chị em nhỏ hơn, nấu ăn, việc nhà, hoặc quản lý tài chính gia đình, kiếm tiền…
Anh Minh combo cân cả hai.
Anh quên thân mình (không yêu ai, không lấy vợ) để dành toàn bộ công sức nuôi em trai ăn học đến lúc kết hôn. Trong phim anh là người chủ yếu đi cho tình cảm chứ không phải người nhận tình cảm.
- Anh chăm sóc chiều chuộng bé Sơ, quan tâm đến từng tiểu tiết vui buồn của con bé. Anh giỏi mua vui cho trẻ con. Dù mục đích của anh là làm bạn trai của mẹ, nhưng anh đã làm rất tốt việc chăm sóc con bé (viết bài hát cho con thỏ, mời bé Sơ đi biểu diễn, rủ nhau đi cắm trại, mua bánh tặng nhau, chôn con thỏ…)
- Anh cho em trai anh ngôi nhà để lấy vợ, anh ra ngoài thuê phòng khác. Anh đóng vai trò “phụ huynh” đón khách đến đám cưới của em trai, không có họ hàng nào khác.
- Anh chạy tới chạy lui lo từng việc cho đám cưới, bao gồm cả trèo lên gác nếm nồi canh, khiến anh quá mệt mà phát bệnh tim. Điều đó mang ý nghĩa biểu tượng là anh lo toàn bộ mọi việc trong nhà, và chăm sóc người khác toàn diện.
Nhưng anh lại từ chối nhận tình cảm và sự chăm sóc của người khác (giống bố mẹ của chúng ta quá). Trong phim, cô Tô cũng có xu hướng từ chối tình cảm và sự chăm sóc của người khác như anh Minh. Nguyên nhân tương tự.
Người "phụ huynh hóa" thường phát triển những thái độ và hành vi từ chối nhận tình cảm vì họ đã đóng vai trò cho đi tình cảm quá nhiều, biểu hiện ở một số hình thức như sau.
Tự lập quá mức
Không muốn dựa vào người khác, kể cả trong các mối quan hệ tình cảm. Họ từ chối sự giúp đỡ hoặc tình cảm từ người khác vì họ đã quen với việc tự giải quyết mọi vấn đề. Anh Minh nói “đừng mất thời gian với anh, với tình hình sức khỏe của anh, anh không có tư cách yêu đương”.
Tránh né tình cảm
Họ có thể tránh né các mối quan hệ mà họ cảm thấy quá gần gũi hoặc đòi hỏi tình cảm. Anh Minh đã độc thân suốt 40 năm, đến lúc gặp cô Hoa Hồng anh mới mất cảnh giác và sa vào lưới tình. Cũng có thể giải thích là anh cố ý không yêu đương vì chăm lo cho em, hoặc vì bệnh tật. Nhưng lý thuyết tâm lý học cũng giải thích, những người này thường không quen với việc nhận tình cảm từ người khác.
Cảm giác không xứng đáng
Một số người phụ huynh hóa có thể phát triển cảm giác không xứng đáng nhận tình cảm hoặc sự chăm sóc, do họ đã quen với việc là người chăm sóc cho người khác mà không nhận lại. Khi nói về khả năng anh có thể xanh cỏ bất cứ lúc nào, anh Minh cũng chân thật: “Em không quan tâm là vì em dũng cảm. Còn nếu anh không quan tâm thì anh là một thằng khốn.”
Kiểm soát tình cảm của bản thân
Những người này thường cố gắng kiểm soát tình cảm của mình và của người khác, kiểu cảnh giác, dè chừng người khác, tránh để bản thân bị tổn thương hoặc bị phụ thuộc vào tình cảm. Đặc điểm này không thấy ở anh Minh. Anh được đạo diễn xây dựng lên đẹp quá, mang nhiều tầng biểu tượng và ý nghĩa tích cực quá. Nên anh không có tính xấu gì. Chứ anh đã bị bệnh tim, hưởng dương ngắn, mà còn cho anh xấu tính thì đạo diễn ác quá.
Cảm giác trách nhiệm quá mức
Họ có thể cảm thấy có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ người khác đến mức không cho phép bản thân nghỉ ngơi, hoặc hưởng thụ. Vì hưởng thụ có thể làm họ cảm thấy yếu đuối hoặc không hoàn thành vai trò của mình. Trong phân đoạn anh Minh chuẩn bị đám cưới cho em trai, anh cũng rất xông xáo, làm đủ thứ việc (mà không phải việc của anh, như là đi nếm nồi canh), không cho phép mình nghỉ ngơi mặc dù anh đã đi cùng bệnh này đến 40 năm. Chả lẽ anh vẫn không hiểu cách kiểm soát hoạt động của mình ít ít thôi, để giữ cho bản thân an toàn? Chắc là anh biết, nhưng anh quên mất, anh không cho phép mình nghỉ ngơi mà thôi.
Nhưng rồi “trái tim của anh đã đình công”. Anh hưởng dương 40 tuổi. Trong phim ai cũng yêu quý anh. Dù anh phải gánh trên vai hơi nhiều kì vọng của biên kịch (một anh người yêu đẹp trai, chăm sóc bạn gái và con tuyệt hảo, một người phụ huynh đầy trách nhiệm, một nghệ sĩ lãng mạn đa tài, một tâm hồn tự do phóng khoáng đi xe phân khối lớn…). Ông biên kịch trong lúc viết hơi “high” quá, cố tình nhồi nhét nhiều nhân vật mang tính biểu tượng vào anh Minh. Gánh nhiều vai thế, cát xê 4 tập của anh gần bằng cát xê 38 tập của người ta, là đúng rồi.
Nhưng rồi “trái tim của anh đã đình công”. Anh hưởng dương 40 tuổi. Trong phim ai cũng yêu quý anh. Dù anh phải gánh trên vai hơi nhiều kì vọng của biên kịch (một anh người yêu đẹp trai, chăm sóc bạn gái và con tuyệt hảo, một người phụ huynh đầy trách nhiệm, một nghệ sĩ lãng mạn đa tài, một tâm hồn tự do phóng khoáng đi xe phân khối lớn…). Ông biên kịch trong lúc viết hơi “high” quá, cố tình nhồi nhét nhiều nhân vật mang tính biểu tượng vào anh Minh. Gánh nhiều vai thế, cát xê 4 tập của anh gần bằng cát xê 38 tập của người ta, là đúng rồi.