5 CÁCH ĐỂ NÂNG CAO TƯ DUY SÁNG TẠO

5 CÁCH ĐỂ NÂNG CAO TƯ DUY SÁNG TẠO

Mọi người đều nói rằng các công ty hiện đại rất coi trọng tư duy sáng tạo và đổi mới. Vấn đề là, làm thế nào để bạn có thể sáng tạo mà không thất bại, không trông ngu ngốc, và không lặp lại những gì người khác đã làm cả trăm lần rồi?

Khi làm việc trong cộng đồng khởi nghiệp, chúng tôi đã nghe nhiều công thức thú vị về đổi mới sáng tạo. Dưới đây là một số tổng kết thú vị, về những cách đề cải thiện tư duy, kỹ năng sáng tạo của riêng bạn. 

1. Ba chữ NẾU (three ifs)

Các nhà sáng tạo rất giỏi trong việc nhìn vào những vật dụng đã tồn tại, đặt những câu hỏi thông minh để cải tiến và làm cho nó trở nên mới mẻ, nhiều tính năng hơn. 

Ví dụ: Xiao mi là một nhà đổi mới sáng tạo tuyệt vời. Họ có thể sản xuất ra những máy móc thiết bị, vật dụng gia đình vốn đã tồn tại cả trăm năm nay, nhưng họ thêm những tính năng, thay đổi thiết kế cho gọn nhẹ, đẹp tinh tế. Họ tạo ra chiếc quạt có thể tích điện, và khi mất điện, quạt vẫn có thể chạy thêm được khoảng 10 tiếng nữa. 

Không có một công thức chung nào cho sáng tạo. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân đó có đủ tò mò hay không, và có mong muốn cải tiến, làm cho các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn không. Trong họ luôn thường trực câu hỏi: có cách nào cải tiến tốt hơn? 

Để luyện tập tư duy sáng tạo, chúng ta có thể đặt ra 3 chữ NẾU:

Giả sử khi bạn đến một nhà hàng, hãy quan sát thật kĩ từng chi tiết, và nghĩ cách để cải thiện chất lượng, dịch vụ của nhà hàng sao cho tốt hơn. Đơn giản nhất là đặt ra (ít nhất) 3 chữ nếu: 

– Nếu mình thay đổi cách sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng này thì mình sẽ thay đổi nó thế nào?

– Để nhà hàng này tồn tại bền vững theo thời gian (ít nhất 10 năm), thì mình sẽ làm những gì?

– Nếu mình có khoản đầu tư 1 tỉ, mình sẽ cải tiến nhà hàng này như thế nào? Hoặc truyền thông quảng cáo như thế nào?

Việc liên tục tư duy, đặt ra câu hỏi để cải tiến đối với mọi sản phẩm dịch vụ mà mình tiếp xúc, là một cách thể dục cho bộ não. Nó giúp bạn liên tục suy nghĩ sáng tạo, liên tục tìm giải pháp. Đến một ngày, bạn sẽ ngạc nhiên, khi bạn gặp một vấn đề, bạn sẽ nhìn ngay ra giải pháp (Trong CV bạn hay thấy người ta viết là có tư duy giải quyết vấn đề, giờ thì bạn thấy nó cụ thể thế nào rồi đó.)

2. Tập mơ mộng

Nhiều người nghĩ rằng tư duy sáng tạo đồng nghĩa với phát triển não phải, tức là thơ, ca, nhạc, hoạ, là vẽ vời, là hình ảnh, màu sắc…Nhưng cũng không nên quên rằng, kể cả những nơi khô cứng nhất (như xưởng cơ khí, phòng lab, phòng R&D…) cũng cần tư duy sáng tạo hơn bao giờ hết. Sáng tạo đơn giản là tò mò, cải thiện, làm cho tốt hơn các sản phẩm cũ. Chứ không nhất thiết phải mộng mơ. 

Dù là não trái hay não phải, thì hãy thường xuyên rèn luyện trí tưởng tượng, khả năng quan sát, và theo đuổi ước mơ, dù lớn hay nhỏ. Cuộc sống bận rộn đô thị, khiến cho chúng ta quá tập trung vào giải quyết những vấn đề trước mắt, các hoạt động hàng ngày, mà quên mất dành thời gian cho mơ mộng. Hãy tập thói quen dành khoảng 15-30’ cho khoảng trống tâm trí, để nghĩ ngợi về những mục tiêu xa, về những mong ước, đổi mới mà mình muốn làm trong cuộc đời này. 

3. Học cách trình bày những ý tưởng của mình

Có một câu nói rất cũ, nhưng không bao giờ sai: “Nếu bạn không thể diễn đạt ý tưởng của mình trong 3 câu, thì bạn không có ý tưởng gì cả.” Một trong những yếu tố của kỹ năng đổi mới sáng tạo quan trọng nhất, là khả năng trình bày, mô tả ngắn gọn, rõ ràng về một ý tưởng mới, và trình bày một bài thuyết trình ngắn khoảng 30 giây – 2 phút (elevator pitch). 

Có rất nhiều người đã nói “nhưng tôi đã có ý tưởng đó trước”, hay “tôi cũng đã đề xuất ý tưởng này, nhưng không ai chịu nghe tôi”. Điểm mấu chốt ở đây là, có thể bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời, nhưng bạn đã không thể hiện bản thân rõ ràng và thú vị để thu hút sự chú ý của mọi người, không giúp người khác nhanh chóng nắm bắt được ý tưởng dự án của bạn. 

4. Thảo luận và nghe phản hồi từ người khác

Nếu bạn chưa có khả năng, nguồn lực để sáng tạo độc lập, hãy làm cùng một nhóm nào đó. Hãy tìm những người có chung ý tưởng, cùng nhau lên kế hoạch cho những dự án sáng tạo, liên tục tư duy để đổi mới, làm cho sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Nghĩa là, hãy cùng tìm co-founder để hiện thực hoá dự án trong mơ của bạn. 

Nhiều bạn sinh viên lập team đi chinh phục các cuộc thi, lập team học nhóm để đánh bại mọi kì thi…là những cách rất thiết thực để hiện thực hoá những ước mơ của mình đấy

Do đó, một tài sản quan trọng trong bộ kỹ năng sáng tạo là khả năng trở thành một người có giá trị trong nhóm, để cùng nhau đẩy ý tưởng lên một cấp độ thực thi cao hơn. 

5. Dành thời gian cho tư duy sáng tạo

Google có một yêu cầu rất hay: tất cả các nhóm phải dành ít nhất 20% thời gian cho tư duy sáng tạo, hoặc các dự án mới. Chúng ta không thể kì vọng một ý tưởng đột phá, những con người sáng tạo cho tổ chức, hoặc đột phá trong cuộc sống, sự nghiệp, nếu như dành 100% thời gian giải quyết những vấn đề nhỏ quẩn quanh mỗi ngày. Hãy phân bổ thời gian, có thể một giờ mỗi ngày, hoặc cuối tuần, để tư duy sáng tạo về cái gì đó cụ thể.

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

  • Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.
  • Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội.
  • Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor để lưu giữ lại những tri thức mà chúng tôi học được từ nhiều nguồn trên thế giới, như một di sản để lại cho các con mình, và nhiều trẻ em Việt Nam. 

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.

Liên hệ công việc: lifementor2021@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB: https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify: https://spoti.fi/3zXawQT

← Bài trước Bài sau →