Hội chứng trẻ em bị thúc ép phát triển quá nhanh
Một vấn đề thực tế trong xã hội của chúng ta khi trẻ em bị buộc phải hành xử như những người lớn tí hon thay vì là đứa trẻ.
Nhiều khi, chính cha mẹ là người thúc đẩy con cái đạt được những điều vượt quá tuổi, chúng ta thậm chí không nhận ra rằng mình đang đặt áp lực lên những người mà chúng ta yêu thương nhất.
Đây gọi là “hội chứng trẻ em bị thúc ép phát triển quá nhanh” (hurried child syndrome)
Nghĩa là rẻ em bị đẩy nhanh qua giai đoạn thơ ấu và bị buộc phải hành xử vượt quá mức độ trưởng thành của chúng.
Biểu hiện
Biểu hiện của ngày nay có thể là: áp lực học tập cạnh tranh, yêu cầu phải thành công trong xã hội, học vượt lớp, kỳ vọng kỷ luật liên tục, phải có thành tựu sớm.
Cách tránh “Hội chứng trẻ em bị thúc ép phát triển quá nhanh”?
Cho trẻ một môi trường hỗ trợ và nuôi dưỡng,có thời gian nghỉ ngơi, tôn trọng cảm xúc, chấp nhận sai lầm.
- Thay vì lịch trình kín mít từ thứ Hai đến thứ Bảy, bộ não đang phát triển của trẻ cần được chơi tự do.
- Giảm tiếp xúc với công nghệ
- Cho trẻ lựa chọn theo đuổi sở thích của mình. Trẻ nên tự đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa với mình
Dấu hiệu cảnh báo “Hội chứng trẻ bị chín ép”
Ngay cả những bậc cha mẹ có ý định tốt nhất cũng có thể rơi vào cái bẫy khiến con cái tiến quá xa, quá nhanh. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy con bạn đang cảm thấy quá áp lực để trưởng thành:
- Gia tăng căng thẳng hoặc lo âu
- Mất thời gian chơi
- Kiệt sức
- Tự ti
- Xu hướng hoàn hảo hóa
- Từ chối hoặc chống đối việc đi học
- Trầm cảm
- Mệt mỏi
- Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung kém
- Lo lắng quá mức về các buổi biểu diễn, trận đấu thể thao hoặc bài kiểm tra sắp tới
- Tăng động
- Các triệu chứng thể chất, chẳng hạn như đau đầu và đau bụng
Tiến sĩ Hafeez khuyên rằng: “Nhận biết những dấu hiệu này sớm có thể giúp cha mẹ làm chậm lại nhịp độ và giảm bớt áp lực.”