NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI TỐT NHẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI TỐT NHẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Công nghệ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc đồ chơi trẻ em cũng vậy. Nếu nhớ lại khoảng 20-30 năm trước, đồ chơi ngày nay sẽ vô cùng khác với những gì chúng ta chơi ngày xưa. Kể các những món đồ chơi “tái hiện” lại truyền thống như cá ngựa, ô ăn quan, nhảy dây, cờ vua… cũng được chế tác tinh xảo, đẹp đẽ và có nhiều tính năng xịn xò hơn ngày xưa. 

Ngày nay, rất nhiều đồ chơi mang tính kỹ thuật số, có thể nói chuyện, tương tác, hát và nhảy cùng với con bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều phương tiện điện tử được chứng minh là quá tải cho bộ não đang phát triển của một đứa trẻ.

Một nghiên cứu do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) công bố đã làm sáng tỏ về việc lựa chọn đồ chơi phù hợp cho sự phát triển của trẻ trong thời đại đồ chơi kỹ thuật số và phương tiện truyền thông đang thay đổi thế giới. 

1. Mục đích của đồ chơi

Khi tìm chọn một món đồ chơi cho con, hãy để ý xem nó giúp gì cho sự phát triển của trẻ, và mục đích chính xác của món đồ chơi đó là gì. Bởi vì đồ chơi được coi là một cơ hội lý tưởng để cha mẹ tương tác toàn diện với trẻ con thông qua công cụ là đồ chơi và sự tương tác. Ví dụ: chơi đi chợ mua hàng bằng giỏ, bằng trái cây giả, bằng tiền xu… là cách thực hành rất hiệu quả, copy gần như thật thực tế bên ngoài. 

2. Đồ chơi truyền thống xịn hơn đồ chơi kỹ thuật số

Các bác sĩ nhi cho biết: đồ chơi tốt nhất cho trẻ nhỏ là những món đồ chơi truyền thống, hoặc đồ chơi tự chế. Hãy nghĩ về những thứ như khối gỗ, chiếc cốc giấy xếp tầng, bộ xếp hình khối,…. Các vật dụng trong nhà cũng có thể tạo nên những món đồ chơi tuyệt vời, chẳng hạn như hộp cát-tông, xoong nồi và lọ bình tự chế có thể lắc phát ra tiếng kêu. Tất cả những đồ vật này sẽ giúp rèn luyện kỹ năng vận động tốt, đồng thời cũng khơi dậy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ.

3. Trí tưởng tượng và sự phát triển

Khi chơi với con thông qua các nhân vật như thú nhồi bông, hoặc các món đồ chơi liên quan như ô tô, xếp hình ngôi nhà… chúng ta có thể khuyến khích trẻ thể hiện những trải nghiệm khác nhau. Bằng cách giả vờ, chơi đóng vai, trẻ em có thể thử nghiệm và đưa ra quyết định về cách cư xử cũng như thực hành các kỹ năng xã hội. 

Loại trò chơi giàu trí tưởng tượng này sẽ giúp tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ, tự điều chỉnh cảm xúc (chẳng hạn như bình tĩnh lại), tư duy biểu tượng và phát triển tình cảm-xã hội. Loại hình này cũng giúp trẻ thể hiện cái nhìn của mình với thế giới và định vị bản thân mình trong đó.

4. Ảnh hưởng của việc chơi điện tử quá nhiều

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều phương tiện điện tử có thể hạn chế phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ em. Mặc dù trẻ em có thể đang chơi với nội dung giáo dục, chẳng hạn như học ABC, nhưng đa phần trẻ sẽ nghe bị động, và không luyện nói, không có sự tương tác với cha mẹ.

Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi kết nối với thiết bị điện tử có thể gây ra chứng béo phì. Hãy nghĩ xem, một đứa trẻ được thả tự do chơi game trên iPad mà không được kiểm soát, thì chúng có thể chơi được bao nhiêu giờ. Gần như đứa trẻ sẽ không dừng lại, thậm chí không đi vệ sinh, hoặc uống nước, cho đến khi trẻ kiệt sức. 

Giống như nhiều thứ khác, đồ chơi điện tử ở mức độ vừa phải là vẫn có thể chấp nhận được. Chỉ cần các cha mẹ nhớ quy tắc quan trọng: đó là vẫn cần thời gian chơi ngoài trời và tương tác trực tiếp với người khác.

Một nguyên tắc nhỏ khi mua đồ chơi là cần có sự phù hợp với các kỹ năng và khả năng phát triển của trẻ. Cha mẹ nhớ quan sát xem trẻ đang phát triển đến giai đoạn nào, cần phát triển tiếp các kĩ năng nào, để lựa chọn cho đúng. Giả sử món đồ chơi xâu hạt, luyện nhặt bằng đầu ngón tay phù hợp với trẻ 2 tuổi, nhưng nếu đem tặng đứa trẻ 5 tuổi thì không phù hợp nữa rồi. Trẻ 5 tuổi cần phát triển những kĩ năng khác phong phú hơn. 

5. Sự quá khích từ thiết bị điện tử

Sự quá kích xảy ra khi một đứa trẻ bị choáng ngợp bởi nhiều trải nghiệm, cảm giác, tiếng ồn và hoạt động hơn khả năng chịu đựng. Khi đồ chơi điện tử có tần suất (âm thanh, ánh sáng, tốc độ…) quá cao so với lứa tuổi của trẻ, điều này khiến trẻ trở nên quá kích thích và cáu kỉnh. Sự kích thích quá mức cũng có thể bị kích hoạt thông qua các trải nghiệm, chẳng hạn qua các sự kiện quá đông đúc, ồn ào. Bạn có bao giờ để ý thấy con mình hốt hoảng, hét to, hoặc căng thẳng khi bước vào đám đông ồn ào náo loạn, hoặc khi đến những nơi có trò chơi tiếng động quá to, tốc độ quá lớn không? 

Vậy làm thế nào để biết một đứa trẻ có bị kích thích quá mức? Hãy quan sát một số dấu hiệu bị kích thích quá mức như sau nhé:

  • Có vẻ đột nhiên cáu kỉnh và khó chịu sau khi chơi đồ chơi
  • Khóc và không thể dùng từ nào để diễn tả cảm xúc của mình
  • Quăng mình xuống sàn trong nước mắt hoặc tức giận
  • Không còn muốn thực hiện một hoạt động cụ thể nào nữa
  • Từ chối làm những việc đơn giản
  • Hay chán nản “Mẹ ơi con chán quá, chẳng có cái gì làm”, nhưng khi đưa những việc đơn giản nhẹ nhàng, đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận thì từ chối. 

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số trên, hãy cố gắng dành cho con khoảng thời gian yên tĩnh nhé. 

6. Những điều quan trọng đối với đồ chơi trẻ emHãy cho trẻ những món đồ chơi an toàn và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bạn không cần phải mua những món đồ chơi đắt tiền hay cầu kỳ, bởi vì sự đơn giản lại là tốt nhất. Nếu cha mẹ lúng túng khi chọn mua đồ chơi, hãy tham khảo danh sách đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo các mốc phát triển.

Hãy chọn đồ chơi không gây kích thích quá mức và khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Cuối cùng, đồ chơi không chỉ để chơi một mình, mà nên được chơi cùng với những đứa trẻ khác hoặc với chính cha mẹ, để giúp tăng cường sự tương tác giữa con người với con người. Bởi lẽ, tương tác xã hội chính là một trong những điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ có thể làm để hỗ trợ một cách tốt nhất cho sự phát triển của con mình.

(Nguồn: Theo Nova Principles)

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

  • Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.
  • Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội.
  • Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor để lưu giữ lại những tri thức mà chúng tôi học được từ nhiều nguồn trên thế giới, như một di sản để lại cho các con mình, và nhiều trẻ em Việt Nam. 

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.

Liên hệ công việc: lifementor2021@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB: https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify: https://spoti.fi/3zXawQT

← Bài trước Bài sau →