Câu hỏi của phụ huynh:
“Nên trả lời sự tò mò của con thế nào?”
=====
Life Mentor xin trả lời:
1. Bé nhà mình cũng lớp 3. Và mình CHỦ ĐỘNG dạy con mọi thứ về giáo dục giới tính TỪ KHI CON CHƯA KỊP HỎI. Điều này rất quan trọng, bởi vì con sẽ tiếp nhận những từ ngữ “nhạy cảm” mà không thấy ngại ngùng xấu hổ gì hết (bé quá chưa biết thế là xấu hổ).
2. Trong trường hợp này, con đã hỏi tức là con tò mỏ về nhiều thứ. Nhiệm vụ của mẹ là giải thích đúng, khoa học, đầy đủ cho những câu hỏi của con. Điều này có vẻ mẹ đã làm đúng đấy. Giải thích BCS giúp quan hệ nam nữ an toàn, không bị bệnh tật…. Con tiếp tục hỏi, và mẹ bị dồn vào thế bí. Thế bí này thể hiện là mẹ chưa chuẩn bị cho tình huống này, hoặc mẹ chưa có nhiều nguồn kiến thức/ tài liệu để giảng dạy cho con.
3. Đọc tình huống này, chúng ta đều “bắt bệnh” được ngay. Đó là: con không coi “trò xấu hổ” đó là một điều bình thường. Bây giờ, nhiệm vụ của mẹ là hướng dẫn TẤT TẦN TẬT mọi thứ về giáo dục giới tính cho con. Để con gọi tên các bộ phận riêng tư mà không xấu hổ, giống như gọi tên chân, tay, đầu, cổ, vai…đó. Tiếp theo các HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CƠ THỂ, GIỚI TÍNH VÀ TÌNH DỤC cũng cần được dạy (bao gồm động chạm an toàn, động chạm không an toàn, những cách bảo vệ cơ thể, hiểu biết về chăm sóc các bộ phận riêng tư, ranh giới cơ thể, không gian riêng tư, thế nào là đồng ý và không đồng ý, cơ thể mình thuộc về mình, các quy tắc an toàn cho cơ thể, tôn trọng cơ thể, vai trò giới, giá trị bản thân, khuôn mẫu giới, định kiến giới, định kiến cơ thể, hình ảnh tích cực của cơ thể mỗi người, lắng nghe các biểu hiện của cơ thể cảnh báo điều gì, các dấu hiệu bạo hành, vòng đời của một con người, các giai đoạn phát triển của một con người, thụ thai và sự phát triển của em bé, bắt nạt, cần làm gì khi bị bắt nạt, làm thế nào để giúp người khác khi họ bị bắt nạt, làm thế nào để nhận ra mình đang bắt nạt người khác, sự đồng ý và tôn trọng cơ thể người khác, sự đồng thuận, bảo vệ an toàn cho tâm trí và thân thể, khi nào nên giữ bí mật, mối nguy hiểm với người lạ, tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân mình, thiết lập ranh giới, giao tiếp để thể hiện ranh giới của mình, trêu chọc, quấy rối…. Đó mới chỉ là vài gạch đầu dòng của các chủ đề cần dạy con từ lớp 1-3 thôi đấy. Và phải dạy con liên tục đến 18 tuổi xoay quanh chủ đề giới tính.
Rất nhiều việc phải làm, nhưng chắc chắn bố mẹ cần là người thực hiện. Không ai khác có thể làm tốt hơn được đâu.
========
Mai Mai - Family Education Mentor