Từ lâu tôi đã nhận ra, cảm xúc là một phạm trù rất nặng tính cá nhân, đặc biệt là niềm vui và nỗi buồn.
Niềm vui của anh A có thể khác cô B. Nỗi buồn của tôi có thể khác nỗi buồn của anh. Nói cách khác, niềm vui và nỗi buồn là những thứ không thể SO SÁNH được.
Xã hội người Việt, triền miên chiến tranh loạn lạc, khi máu ngừng chảy và đạn thôi bay, thì tiếp tục triền miên trong cái nghèo cái đói. Khi đất nước bắt đầu mở cửa, thì người người chìm đắm trong cuộc truy tầm vật chất và chạy theo tiền bạc.
Và suốt quá trình dài đằng đẵng tính bằng rất nhiều thế hệ con người đó, chúng ta gần như không có một khoảng trống nào dành cho việc vun đắp những giá trị tinh thần, nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp, cụ thể ở việc người Việt RẤT XEM THƯỜNG CẢM XÚC của nhau.
Và từ chỗ xem thường cảm xúc của nhau, đến chỗ của CHẾ NHẠO CẢM XÚC CỦA NHAU, cũng rất gần.
Mẹ vô tư đọc trộm nhật ký của con, hoặc bắt con phải log-in vào hộp thư riêng để "kiểm tra". Bố vô tư chửi mắng thậm chí đánh con ở nơi đông người trước bao cặp mắt của bạn bè nó. Và cả hai đều không mảy may quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ.
Do vậy, trẻ con từ rất sớm đã học được cách che giấu cảm xúc, và tệ hơn là NÓI DỐI, vì nó biết nếu bộc lộ cảm xúc thật, nó sẽ bị cười cợt và chế nhạo, nhẹ thì "trẻ con vớ vẩn biết quái gì", nặng thì "con/thằng này ăn no rửng mỡ, nhìn thằng/con ABC nhà ông bà XYZ nó có lắm chuyện như mày đâu".
Tóm lại, một chỉ dấu của sự VĂN MINH của một xã hội, chính là ở khả năng từng thành viên trong xã hội đó học được những kỹ năng LẮNG NGHE NHAU và TÔN TRỌNG CẢM XÚC CỦA NHAU.
Và xã hội Việt Nam, chưa nói tới những điều to tát vĩ mô như phóng phi thuyền vào vũ trụ hay chế tạo được vi xử lý, mà chỉ cần mỗi con người - đặc biệt là NGƯỜI LỚN - học được hai kỹ năng này, cũng là phước đức may mắn lắm rồi.
Văn minh, rất may mắn, là khái niệm không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng nhà cao tầng hay số lượng xe sang trên đường phố, mà còn ở cách chúng ta đối xử với nhau sao cho hạn chế thấp nhất thương tổn cho người kia - mà điều này vốn hoàn toàn không mất tiền mua.
(Nguồn: Thaygiao Giang)
Niềm vui của anh A có thể khác cô B. Nỗi buồn của tôi có thể khác nỗi buồn của anh. Nói cách khác, niềm vui và nỗi buồn là những thứ không thể SO SÁNH được.
Xã hội người Việt, triền miên chiến tranh loạn lạc, khi máu ngừng chảy và đạn thôi bay, thì tiếp tục triền miên trong cái nghèo cái đói. Khi đất nước bắt đầu mở cửa, thì người người chìm đắm trong cuộc truy tầm vật chất và chạy theo tiền bạc.
Và suốt quá trình dài đằng đẵng tính bằng rất nhiều thế hệ con người đó, chúng ta gần như không có một khoảng trống nào dành cho việc vun đắp những giá trị tinh thần, nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp, cụ thể ở việc người Việt RẤT XEM THƯỜNG CẢM XÚC của nhau.
Và từ chỗ xem thường cảm xúc của nhau, đến chỗ của CHẾ NHẠO CẢM XÚC CỦA NHAU, cũng rất gần.
Mẹ vô tư đọc trộm nhật ký của con, hoặc bắt con phải log-in vào hộp thư riêng để "kiểm tra". Bố vô tư chửi mắng thậm chí đánh con ở nơi đông người trước bao cặp mắt của bạn bè nó. Và cả hai đều không mảy may quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ.
Do vậy, trẻ con từ rất sớm đã học được cách che giấu cảm xúc, và tệ hơn là NÓI DỐI, vì nó biết nếu bộc lộ cảm xúc thật, nó sẽ bị cười cợt và chế nhạo, nhẹ thì "trẻ con vớ vẩn biết quái gì", nặng thì "con/thằng này ăn no rửng mỡ, nhìn thằng/con ABC nhà ông bà XYZ nó có lắm chuyện như mày đâu".
Tóm lại, một chỉ dấu của sự VĂN MINH của một xã hội, chính là ở khả năng từng thành viên trong xã hội đó học được những kỹ năng LẮNG NGHE NHAU và TÔN TRỌNG CẢM XÚC CỦA NHAU.
Và xã hội Việt Nam, chưa nói tới những điều to tát vĩ mô như phóng phi thuyền vào vũ trụ hay chế tạo được vi xử lý, mà chỉ cần mỗi con người - đặc biệt là NGƯỜI LỚN - học được hai kỹ năng này, cũng là phước đức may mắn lắm rồi.
Văn minh, rất may mắn, là khái niệm không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng nhà cao tầng hay số lượng xe sang trên đường phố, mà còn ở cách chúng ta đối xử với nhau sao cho hạn chế thấp nhất thương tổn cho người kia - mà điều này vốn hoàn toàn không mất tiền mua.
(Nguồn: Thaygiao Giang)