Con cảm thấy thế nào?
Con ổn.
Sao mẹ thấy con cứ lầm lì cả ngày thế. Ai làm gì mà con cứ phải giữ cái mặt ấy suốt ngày.
Con nói rồi mà, con không có vấn đề gì cả.
Tại sao ở đây chúng ta thấy có một sự tự vệ hoặc né tránh? Trong giao tiếp, chỉ đơn giản là nói về cảm xúc thật của mình thôi mà thật phức tạp. Không phải ai cũng có khả năng nói ra mạch lạc cảm xúc của mình. Hầu hết những căng thẳng thường ngày đều xuất phát từ những cảm xúc của mỗi người không được đáp ứng. Trong giao tiếp, chúng ta trao đổi thông tin, nhưng rất ít khi chúng ta nói về cảm xúc bên trong mình.
“Hôm nay con làm hết bài tập trên lớp rồi. Con nghỉ tối nay để xem phim nhé” >> Thông tin cứng.
“Con đã học rất chăm chỉ cả tuần. Con rất mệt mỏi. Con thật sự cần chỉ 1 tiếng thôi để nghỉ ngơi lấy lại tinh thần. Con chỉ muốn nghỉ ngơi thôi. Xem phim cũng là một lựa chọn. Nhưng nếu không xem phim, thì con có thể làm những điều vô tri khác, con cũng cần trò chuyện với mẹ nữa. Con cần được sạc lại năng lượng” >> Chia sẻ cảm xúc.
Trong gia đình, việc xây dựng mối quan hệ tình cảm rất quan trọng. Khi chia sẻ cảm xúc lẫn nhau, tạo ra sự đồng cảm, kết nối, gần gũi và yêu thương. Điều đáng tiếc nhất là các thành viên trong gia đình không thể nói thật cảm xúc cho nhau nghe, bắt người kia tự đọc cảm xúc của mình, và gây ra những hiểu lầm lớn khi không chia sẻ cảm xúc với nhau.
“Mẹ cứ nghĩ là con giận mẹ, con cứ im như thóc cả ngày, không biết đâu mà lần. Mẹ tưởng con giận chuyện sáng nay, nên cứ xoáy vào để trách móc con. Hoá ra lại là giận một chuyện trên lớp.”
Người không thổ lộ cảm xúc thường bị hiểu lầm.
Như trong bất cứ một tài liệu hay khoá học nào về EQ (quản trị cảm xúc) có nhắc đến, có được vốn từ vựng chỉ cảm xúc là một thành tựu cực kì quan trọng của thời thơ ấu. Những bạn nhỏ thực hành thuần thục, nói ra các từ ngữ cảm xúc đó sẽ có kết nối rất tốt với mọi người xung quanh. Một bạn nhỏ nói rõ cảm xúc của mình đang bối rối, háo hức, hồi hộp, e ngại… đều khiến người lớn thích thú về mức độ trưởng thành trong giao tiếp của các con.
Nhưng ngay cả khi con đã tuổi teen, con mới bắt đầu học về ngôn ngữ cảm xúc cũng rất quan trọng. Việc gọi được tên cảm xúc ra là cách điều tiết cảm xúc mạnh mẽ và hiệu quả nhất, giúp giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn.
Cảm xúc có thể là thông tin rất tốt, nhưng lại là kẻ dẫn đường rất tệ. Bởi cảm xúc có thể gây ra hành động bốc đồng.
Đôi khi, bạn nhỏ “bốc đồng” cần được khuyến khích để có thêm thời gian phân tích cảm xúc của mình. Đôi khi bản nhỏ “vô cảm” (ít cảm xúc) lại cần nhiều hướng dẫn và khuyến khích để gọi tên và đối diện với cảm xúc của mình. Họ là những người có hệ thống nhận thức về tình cảm không được phát triển tốt. Điều đáng lo ngại nhất là khi các bạn nhỏ nói: “Cong không biết con đang cảm thấy gì.”
Khi con có một cảm xúc tiêu cực, cảm xúc đó không chỉ ngay lập tực khiến con chộp ngay lấy những điều không hay của cuộc sống, mà còn tốn năng lượng để đưa ra nhiều lựa chọn.
Việc tránh, hoặc bỏ qua cảm xúc là cực kỳ cần chú ý. Một phần của công việc làm cha mẹ là giáo dục trẻ hoặc teen cách điều khiển tốt cảm xúc của mình.
Khi tư vấn cho các bậc phụ huynh, chúng tôi nhận ra rằng phụ nữ thường thoải mái hơn và thực hành nói về cảm xúc tốt hơn nam giới, một phần vì khả năng sử dụng ngôn ngữ của họ để diễn đạt tốt hơn. Họ thoải mái hơn khi nói về suy nghĩ hoặc hành động. Vì vậy, các mẹ cũng hay phàn nàn “Con thật là vô cảm.” còn đàn ông lại nói “con đa cảm quá.”. Chúng ta cho rằng, việc bộ lộ cảm xúc chính là sự thể hiện nữ tính, hoặc nam tính. Ở đây, chúng ta cần bình thường hoá việc nói về cảm xúc, từ đó, các bạn nhỏ tuổi teen sẽ không bị áp lực, hoặc phải ép mình theo một khuôn mẫu mà không thể bộc lộ cảm xúc thực của mình.
Khi con bước vào tuổi teen, thường có 2 xu hướng thể hiện cảm xúc.
Con tạo thêm không gian cho sự trưởng thành bằng cách trở nên ưu tư hơn, giữ kín cảm xúc của mình, sống trong không gian kín của riêng con.
Con trở nên nhạy cảm hơn, mãnh liệt hơn. Lý do đến từ các hormon trong cơ thể đang dần trưởng thành của con, nhưng cũng một phần đến từ sự phức tạp ngày càng tăng của các mối quan hệ xã hội, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ bạn bè… Sự thay đổi thể chất, xã hội, cảm xúc đã làm điều chỉnh
—-
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn