
Esther Wojcicki: làm thế nào để nuôi dạy con thành công
- Người viết: Life Mentor lúc
- Kỹ năng làm cha mẹ
Esther Wojcicki là tác giả cuốn How to raise successful people đang làm mưa làm gió ở Mỹ. Bà là mẹ của 3 cô gái thành đạt, trong đó hai cô đứng thứ 33 và 44 trong America’s Self-Made Women 2019 của Forbes (cô đứng 44 là CEO của Youtube). Bí quyết của bà gói gọn trong 5 chữ cái T.R.I.C.K, và dưới đây là bài phỏng vấn bà trên tờ Forbes Russia.
Có đúng là cuốn sách “Làm thế nào để nuôi dạy con thành công” (how to raise successful people) được ra lò theo yêu cầu của con gái bà khi chính họ đang chuẩn bị làm mẹ?
Có, nhưng không chỉ vì vậy. Trong 36 năm, tôi dạy báo chí ở trường trung học ở Palo Alto, và cha mẹ học sinh hay đến gặp tôi vì họ thấy con cái họ nghe tôi. Ngoài ra, các con gái của tôi đã có một sự nghiệp tốt trong các ngành nghề “của nam giới” với sự cạnh tranh sòng phẳng. Tôi đã cố gắng nuôi dạy những đứa trẻ độc lập, và đã thành công. Khi các con tôi thành công và khóa học báo chí của tôi được quốc tế công nhận, các ông bố bà mẹ liên tục yêu cầu tôi chia sẻ chiến lược nuôi dạy con.
CEO của các công ty lớn, từ GAP và Google đến Walmart và McDonald, bắt đầu hỏi Ann và Susan cách đào luyện những nhà lãnh đạo thành công như họ. Tất nhiên, khi trẻ, tôi đã làm rất nhiều thứ bằng trực giác, nhưng sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã hiểu điều gì thực sự quan trọng và cố gắng sắp xếp lại. Tôi gọi chiến lược của mình là TRICK – gồm những chữ cái đầu tiên của các từ khóa: Trust (tin tưởng), Respect (tôn trọng), Independence (độc lập), Collaboration (hợp tác) và Kindness (lòng tốt). Theo tôi, đây là những điều cơ bản.
Hãy nhìn vào 5 từ này, có nghĩa là bạn cho trẻ sự độc lập, khuyến khích hợp tác và đối xử tử tế. Không có độc lập mà thiếu sự tôn trọng, không có tin tưởng nếu không có lòng tốt.
Vào năm 2017, tôi nói chuyện tại hội thảo “Chủ nghĩa tư bản có ý thức” trước các doanh nhân lớn, nói với họ về TRICK, và thậm chí không ai muốn rời khỏi phòng hay mất tập trung, tôi đã bị dội bom câu hỏi. Bởi vì bây giờ, trong thế kỷ 21, họ dạy cho nhân viên của họ tự chủ và hợp tác thông qua một hệ thống khuyến khích và các dự án nhóm, như tôi dạy học sinh ở Palo Alto. Trên thực tế, tất cả bắt đầu từ hội nghị đó.
Ngày nay, thế giới khủng hoảng niềm tin. Chúng ta không dám là chính mình, dám chấp nhận rủi ro, chống lại sự bất công – và nỗi sợ này được truyền lại cho trẻ. Bạn cần biết tin vào bản thân, tin vào trực giác của người làm cha mẹ. Và cho phép trẻ tự đưa ra quyết định. Một đứa trẻ mà từ nhỏ đã được dạy chịu trách nhiệm về hành động của mình, sẽ có thể đối phó tốt hơn nhiều với những phức tạp và thử thách của cuộc sống trưởng thành.
Nhưng phải làm gì khi bạn tức giận, kiệt sức? Cha mẹ hiện đại làm việc 24/7, căng thẳng liên tục. Họ có thể khó chịu bởi những vấn đề, những câu hỏi của trẻ. Thật dễ dàng để xua một đứa trẻ bằng cách nói: “đủ rồi, làm vậy đi, bởi vì mẹ bảo thế, chấm hết”.
Đúng vậy. Nhưng hãy luôn nhớ: con bạn là một nhân cách. Con nên được đối xử với sự tôn trọng. Đúng là trẻ nhỏ có những yêu cầu “ngu ngốc”. Nhưng bạn luôn có thể nói: “mẹ xin lỗi, mẹ không thể làm ngay bây giờ với con. Mẹ đang bận, nhưng mẹ có thể làm sau”.
Thay vào đó, điều gì đã xảy ra? Chúng ta phẩy tay, rồi mất bình tĩnh, hét vào mặt trẻ, đôi khi thậm chí là tát. Nhưng, tất cả những gì được nói với sự cáu kỉnh đều trái với sự tin tưởng. Đứa trẻ không hiểu phải làm gì vào lần tới: nói với bạn hay tự đối phó. Liệu bạn sẽ lại giận dữ hay sẽ bình tĩnh lắng nghe.
Điều này đặc biệt quan trọng khi gần đến tuổi teen. Việc thiếu kết nối bền chặt và thiếu tin tưởng cha mẹ sẽ trở thành vấn đề lớn. Bởi vì tụi teen, gần như đã trưởng thành về thể chất, nhưng trí não vẫn rất trẻ con. Chúng làm những việc hoàn toàn không thể giải thích – và điều đó khiến cha mẹ phát điên.
Tóm lại, nếu bạn đỏ mặt tía tai với trẻ dăm lần, thì không phải là bi kịch. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên, thì bạn cần nghiêm túc sửa đổi thói quen của mình. Phụ huynh nên định kỳ sắp xếp lại nội tại của riêng mình.
Có đúng là cuốn sách “Làm thế nào để nuôi dạy con thành công” (how to raise successful people) được ra lò theo yêu cầu của con gái bà khi chính họ đang chuẩn bị làm mẹ?
Có, nhưng không chỉ vì vậy. Trong 36 năm, tôi dạy báo chí ở trường trung học ở Palo Alto, và cha mẹ học sinh hay đến gặp tôi vì họ thấy con cái họ nghe tôi. Ngoài ra, các con gái của tôi đã có một sự nghiệp tốt trong các ngành nghề “của nam giới” với sự cạnh tranh sòng phẳng. Tôi đã cố gắng nuôi dạy những đứa trẻ độc lập, và đã thành công. Khi các con tôi thành công và khóa học báo chí của tôi được quốc tế công nhận, các ông bố bà mẹ liên tục yêu cầu tôi chia sẻ chiến lược nuôi dạy con.
CEO của các công ty lớn, từ GAP và Google đến Walmart và McDonald, bắt đầu hỏi Ann và Susan cách đào luyện những nhà lãnh đạo thành công như họ. Tất nhiên, khi trẻ, tôi đã làm rất nhiều thứ bằng trực giác, nhưng sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã hiểu điều gì thực sự quan trọng và cố gắng sắp xếp lại. Tôi gọi chiến lược của mình là TRICK – gồm những chữ cái đầu tiên của các từ khóa: Trust (tin tưởng), Respect (tôn trọng), Independence (độc lập), Collaboration (hợp tác) và Kindness (lòng tốt). Theo tôi, đây là những điều cơ bản.
Hãy nhìn vào 5 từ này, có nghĩa là bạn cho trẻ sự độc lập, khuyến khích hợp tác và đối xử tử tế. Không có độc lập mà thiếu sự tôn trọng, không có tin tưởng nếu không có lòng tốt.
Vào năm 2017, tôi nói chuyện tại hội thảo “Chủ nghĩa tư bản có ý thức” trước các doanh nhân lớn, nói với họ về TRICK, và thậm chí không ai muốn rời khỏi phòng hay mất tập trung, tôi đã bị dội bom câu hỏi. Bởi vì bây giờ, trong thế kỷ 21, họ dạy cho nhân viên của họ tự chủ và hợp tác thông qua một hệ thống khuyến khích và các dự án nhóm, như tôi dạy học sinh ở Palo Alto. Trên thực tế, tất cả bắt đầu từ hội nghị đó.
Ngày nay, thế giới khủng hoảng niềm tin. Chúng ta không dám là chính mình, dám chấp nhận rủi ro, chống lại sự bất công – và nỗi sợ này được truyền lại cho trẻ. Bạn cần biết tin vào bản thân, tin vào trực giác của người làm cha mẹ. Và cho phép trẻ tự đưa ra quyết định. Một đứa trẻ mà từ nhỏ đã được dạy chịu trách nhiệm về hành động của mình, sẽ có thể đối phó tốt hơn nhiều với những phức tạp và thử thách của cuộc sống trưởng thành.
Nhưng phải làm gì khi bạn tức giận, kiệt sức? Cha mẹ hiện đại làm việc 24/7, căng thẳng liên tục. Họ có thể khó chịu bởi những vấn đề, những câu hỏi của trẻ. Thật dễ dàng để xua một đứa trẻ bằng cách nói: “đủ rồi, làm vậy đi, bởi vì mẹ bảo thế, chấm hết”.
Đúng vậy. Nhưng hãy luôn nhớ: con bạn là một nhân cách. Con nên được đối xử với sự tôn trọng. Đúng là trẻ nhỏ có những yêu cầu “ngu ngốc”. Nhưng bạn luôn có thể nói: “mẹ xin lỗi, mẹ không thể làm ngay bây giờ với con. Mẹ đang bận, nhưng mẹ có thể làm sau”.
Thay vào đó, điều gì đã xảy ra? Chúng ta phẩy tay, rồi mất bình tĩnh, hét vào mặt trẻ, đôi khi thậm chí là tát. Nhưng, tất cả những gì được nói với sự cáu kỉnh đều trái với sự tin tưởng. Đứa trẻ không hiểu phải làm gì vào lần tới: nói với bạn hay tự đối phó. Liệu bạn sẽ lại giận dữ hay sẽ bình tĩnh lắng nghe.
Điều này đặc biệt quan trọng khi gần đến tuổi teen. Việc thiếu kết nối bền chặt và thiếu tin tưởng cha mẹ sẽ trở thành vấn đề lớn. Bởi vì tụi teen, gần như đã trưởng thành về thể chất, nhưng trí não vẫn rất trẻ con. Chúng làm những việc hoàn toàn không thể giải thích – và điều đó khiến cha mẹ phát điên.
Tóm lại, nếu bạn đỏ mặt tía tai với trẻ dăm lần, thì không phải là bi kịch. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên, thì bạn cần nghiêm túc sửa đổi thói quen của mình. Phụ huynh nên định kỳ sắp xếp lại nội tại của riêng mình.
Cụ thể là thế nào?
Đó là nguyên nhân tôi đưa ra TRICK.
Có một trường hợp ở trường: Tôi phát hiện học sinh của mình uống bia trong phòng làm ảnh. Rõ ràng là chuyện này không có gì siêu nhiên đối với tụi teen, nhưng tôi thì đã tưởng rằng chúng rửa ảnh cho tờ báo. Còn theo quan điểm của chính quyền thì đây là trọng tội. Tôi có thể đã làm ầm lên hay thậm chí đuổi học chúng.
Thay vào đó, tôi gọi chúng đến văn phòng của mình, và bình tĩnh nói chuyện. Tôi không hét vào mặt chúng, nhưng nói rõ rằng tôi thất vọng vì chúng đã làm mất niềm tin của tôi và đã gây hại cho ban biên tập. Đó là một cuộc trò chuyện dài. Nhưng chúng hiểu và thực sự ăn năn. Trong cuộc trò chuyện nghiêm túc đó, có niềm tin và có lòng trắc ẩn.
Ngày nay thế giới đầy các vị cha mẹ phát hoảng vì cuộc sống xung quanh. Họ đọc những câu chuyện kinh dị trên Internet, họ liên tục tìm thấy bằng chứng xác nhận nỗi sợ của họ. Họ tìm cách làm cho cuộc sống của con cái dễ dàng hơn.
Sự quan tâm quá mức và sự chăm sóc không mệt mỏi của bố mẹ trực thăng (helicopter) đã dẫn đến việc cả một thế hệ lớn lên mà không quen chịu trách nhiệm. Con không dám chịu bất kỳ rủi ro nào, hoặc cho rằng bố mẹ sẽ đến làm mọi thứ.
Tôi dạy ở Stanford. Và tôi thấy gì? Một lượng lớn phụ huynh chuyển đến Stanford để giúp đỡ các con. Tôi ước đó là một trò đùa, nhưng lại là sự thật! Tôi không hiểu nổi: họ di chuyển, thay đổi toàn bộ cuộc sống của họ, bởi vì con cái vào đại học!
Đại học ở Moscow thì hơi khác. Chuyện “bố mẹ sẽ đến và giải quyết mọi thứ” hay xảy ra khi bọn trẻ tốt nghiệp đại học và cần tìm việc.
Với tôi, các bố mẹ Nga giống cỗ máy ủi tuyết: sẵn sàng dọn đường cho trẻ để chúng không phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào. Và, đáng sợ nhất là bọn trẻ biết điều đó. Hơn thế, lại còn trông đợi nó. Trẻ không được nhận một động lực rất quan trọng: bản thân mình có thể tự làm được Trẻ lớn lên với cảm giác rằng mình không thể xoay sở nếu không được giúp đỡ. Ta đã cố hết sức để rải rơm khắp nơi đến nỗi sinh ra cả một thế hệ người lớn sơ sinh, không thể tự quyết định.
Ở Hoa Kỳ, có một tay kiếm bẫm từ việc này! Tony Robbins, một diễn giả rất nổi tiếng về động lực (motivation). Mọi người trả rất nhiều tiền (5000$) để rốt cục nghe được câu “Hãy tin vào chính mình!” Đó là lời dạy duy nhất của anh ta.
Mọi người không muốn nghe cha mẹ nói với họ điều tương tự, miễn phí. Không, họ muốn trả một khoản tiền lớn cho kiến thức thiêng liêng này. Thật buồn cười. Nếu các bậc cha mẹ thành thạo phương pháp TRICK của tôi, họ sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền cho con cái. Ít nhất là 5000$!
Bà có tin vào huấn luyện (coaching)?
Có. Nhưng tôi tin rằng mỗi người đều cần một người – chỉ một thôi – người sẽ tin vào anh ta và hướng dẫn. Thật không may, rất khó tìm.
Giáo viên thường thờ ơ với các vấn đề của học sinh, phụ huynh thì hoài nghi. Nhiều người tiếp tục coi đứa trẻ là ngớ ngẩn, không thể chịu trách nhiệm về quyết định của mình, ngay cả khi nó lớn lên. Do đó, rất tốt khi có một người cố vấn (mentor), một huấn luyện viên (coach) – một người mà bạn tôn trọng (tôn trọng, theo tôi, là cốt lõi). Sự chấp thuận của một người như vậy giúp rất nhiều. Bạn nghĩ: chà, ông ấy nghĩ tôi giỏi, nghĩa là tôi thực sự đáng giá.
Tôi cho rằng, một giáo viên giỏi sẽ dễ dàng hơn so với cha mẹ của một teen, uy tín cao hơn. Chả lẽ con gái bà luôn lắng nghe bà?
Vai trò của giáo viên thực sự rất lớn. Đôi khi chỉ một câu nói đúng lúc sẽ thay đổi cuộc sống của một người. Tôi đã có một trường hợp như vậy, tôi kể nó trong cuốn sách (tất nhiên, tôi đã thay đổi các tên).
Có một cậu bé được cha mẹ đưa đến trường rất sớm và yêu cầu điểm tốt: nếu mày không học giỏi, mày sẽ trở thành ăn mày. Đứa trẻ không ngủ đủ giấc, mệt mỏi và luôn bị căng thẳng. Và các bạn cùng lớp luôn trêu chọc nó vì rất chậm.
Khi điều này xảy ra trong lớp học của tôi về báo chí, tôi đã nói: bạn ấy cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra tất cả thông tin mà bạn ấy viết. Bây giờ cậu ta đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, thành công trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý thần kinh. Cậu ấy nói với tôi rằng tôi là người lớn duy nhất đánh giá khả năng của cậu, và câu nói của tôi đã giúp cậu nhiều lần.
Thế còn chuyện thành đạt? Đôi khi quan điểm về sự nghiệp của cha mẹ và con cái khác xa nhau: cha mẹ mơ về một bác sĩ phẫu thuật còn đứa trẻ lại mơ về sự nghiệp của một rapper. Bắt đầu có áp lực, rồi mâu thuẫn với các loại hậu quả. Khi nào nên kiên quyết, và khi nào thì buông để duy trì mối quan hệ tin cậy nhau?
Cha mẹ chỉ có thể đề xuất. Đừng áp đặt. Và lưu ý rằng, “đề xuất” không có nghĩa là nhai đi nhai lại ngày này qua ngày khác. Cuốn sách có kể về một học trò của tôi, có bố mẹ là bác sĩ. Cô tốt nghiệp đại học, nhận bằng và không làm việc một ngày nào trong nghề. Và vấn đề không chỉ là cô phí nhiều năm cho nó, cô còn chiếm chỗ của người có thể trở thành một bác sĩ giỏi.
Cha mẹ khăng khăng theo ý mình – và cuối cùng cô gái không hạnh phúc. Không hiểu sao, cha mẹ quên rằng họ muốn con cái hạnh phúc chứ không phải đạt được điều họ muốn. Đứa trẻ nên có cơ hội thử bản thân mình trong những gì nó muốn, những gì nó mơ ước.
Tôi không nói rằng ta nên ngừng cung cấp các lựa chọn, nhưng quan trọng là ngừng gây áp lực cho trẻ. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tự tử ở người trẻ tuổi là không có khả năng đáp ứng mong đợi của cha mẹ.
Chúng tôi cũng đã có những trường hợp như vậy ở Palo Alto. Cha mẹ rất khó chấp nhận một điều đơn giản: đôi khi trẻ chỉ đơn giản là không muốn đi theo con đường mà người lớn chọn cho chúng. Đó là quyền của chúng.
Khi đó cha mẹ thường nói hai điều: “Thời thế thay đổi, không có gì ổn định” và “trước tiên có việc đã, để mày tự kiếm ăn, sau đó muốn làm gì thì làm”. Nhưng con gái Susan của bà lại bắt đầu con đường sự nghiệp là tin vào thứ Internet nào đó, mà không ai biết là gì.
Ồ, hãy để tôi kể cho bạn câu chuyện này. Susan, con gái tôi tốt nghiệp thạc sĩ Harvard về lịch sử Anh và Pháp. Nó bảo vệ xong và không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi nói: hay là đi dạy đại học? Nhưng nó không muốn, và tìm được việc kiểm tra các sự kiện lịch sử cho một công ty. Nó được giao dự án, và hoàn thành trong 2 tuần thay vì hai tháng quy định. Họ bảo nhận nó, và hỏi nó muốn làm gì nữa. Nó không biết. Người ta đề nghị nó dạy các nhân viên khác làm nhanh như vậy. Còn nó thì đi Ấn Độ một năm. Làm báo.
Tôi không thể kiểm soát nó. Nó chỉ nói: “Con sẽ đi.” Và nó đi. Không có điện thoại di động, không có gì. Tôi đã phản đối, nhưng tôi không thể làm gì – nó đã lớn. Và nó đã làm những gì nghĩ là cần thiết.
Tại sao nó lại cho Larry và Sergey thuê ga ra (Larry Page và Sergey Brin, những người sáng lập tương lai của Google)? Nó đã mua một ngôi nhà, và sau đó nhận ra rằng không thể kham được. Lúc đó, theo tôi, cuộc sống của nó như mây đen, nhưng có ánh chớp lóe lên. Tại sao đi mua một ngôi nhà mà bạn không thể trả tiền? Nó phải tìm ai đó sẽ thuê ga ra. Nhưng nếu lúc đó nó có thể tự trả tiền cho ngôi nhà, thì bây giờ đã không có Google. Nói ngắn gọn, đôi khi bạn cần để cuộc sống tiếp diễn theo cách của nó, và tin điều tốt sẽ đến.
Khi Larry và Sergey chuyển đến, họ rất phiền toái. Những tưởng họ dùng ga ra vào ban ngày, nhưng thực tế họ ở lì ở đó, ngày lẫn đêm. Ồn ào khủng khiếp, chén hết thức ăn trong tủ lạnh. Hãy tưởng tượng, nó xuống bếp buổi sáng, và tủ lạnh trống rỗng. Susan đã mạo hiểm rất lớn khi gia nhập những kẻ này. Bởi lúc đó nó đã là nhân viên Intel!
Và nó đã nghỉ việc để trở thành nhân viên số 16 trong một công ty vô danh. Và, quan trọng nhất, ở Google nó chịu trách nhiệm về câu hỏi “Chúng ta sẽ kiếm tiền bằng cách nào?”. “Bọn tôi biết cách tìm kiếm thông tin, nhưng không biết cách kiếm tiền từ đó. Cô nhận việc này nhé”. Với nó, đây là bước lùi. Nhưng đôi khi không thể tạo ra một bước đột phá mà không lùi. Cha mẹ nên luôn nhớ điều này.
Đứa kia, Janet, thì đến Nam Phi (tất cả con gái tôi đều đã làm một việc gì đó khiến bất kỳ người mẹ nào cũng phải ôm đầu), sau đó tiếp tục cuộc hành trình qua Siberia và dĩ nhiên, mất hút ở Krasnoyarsk. Tiếng không biết, đi đâu không rõ, rất ít người nói được tiếng Anh, tiền không nhiều.
Tại sao cô ấy lại đến đó?
Nó đến Krasnoyarsk vì mẹ tôi sinh ra ở đó. Và nó muốn thấy thành phố. Nói chung, tôi hoàn toàn trái ngược với kiểu mẹ ấp ủ con, và đây là mặt trái của cách tiếp cận của tôi.
Rồi sao? Cô ấy có thất vọng?
Nó rất thích cuộc phiêu lưu và thành phố. Nó thấy sông Yenisei, hồ Baikal, mà bà nó đã kể suốt trong những câu chuyện của mình. Tôi đã dạy chúng đi du lịch từ rất sớm. Ví dụ, khi Ann tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã mua Euro Pass (vé cho phép bạn đi du lịch bằng tàu hỏa khắp châu Âu) và đi khắp châu Âu.
Vậy là ngoài TRICK thì thêm du lịch. Còn gì nữa không?
Năng lực xử lý tiền. Hãy dạy điều này từ nhỏ. Yêu cầu trẻ trả các hóa đơn nhỏ, yêu cầu tìm hiểu giá trong cửa hàng. Cho trẻ tham gia giải quyết các vấn đề cuộc sống. Khuyến khích các câu hỏi! Hãy gọi chúng khi điều hòa không hoạt động hoặc vòi nhỏ giọt. Hãy để chúng giúp bạn sửa chữa. Cuộc sống của con sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu con biết hành động.
Lập kế hoạch nữa. Cách dễ nhất và hiệu quả nhất. Bây giờ mọi người đều có Internet – vì vậy hãy để trẻ quyết định gia đình bạn sẽ làm gì vào cuối tuần. Lập một kế hoạch, tính toán thời gian và ngân sách, suy nghĩ về nơi ăn uống, chuẩn bị những thông tin thú vị về nơi bạn quyết định đi. Tôi giao bọn trẻ rất nhiều việc nhà. Dọn bàn, rửa chén.
Giờ tôi đang làm điều này với các cháu. Tôi có chín đứa cháu, đứa thứ mười sắp ra đời. Và, tôi nhấn mạnh, tôi bảo chúng dọn bàn nhiều hơn so với mẹ chúng ngày xưa. Bởi lẽ, nếu có ai đó làm điều đó cho trẻ (mẹ, bố, giúp việc), trẻ sẽ mất tinh thần trách nhiệm. Tôi thậm chí còn bắt chúng cọ bồn cầu, tại sao không chứ? Không phải là dễ, nhưng chúng có thể làm.
Thế bà có phạt trẻ em khi chúng không nghe lời?
Cách phạt của tôi là không cho chúng thứ gì đó dễ chịu mà chúng muốn. Và nếu đứa nào có tội nghiêm trọng, tôi yêu cầu viết bài luận về điều đó.
Võ này tôi mang từ trường về. Nếu một trong những học sinh của tôi có lỗi, chúng tôi sẽ phân tích tình huống, thảo luận về nó và chúng sẽ viết luận. Đây là một cách mạnh, bởi vì khi bạn viết về một cái gì đó, bạn suy ngẫm về nó. Bạn tự hỏi liệu có thể làm khác đi không. Bài luận giúp hiểu tình huống và ghi vào bộ nhớ.
Tôi đã tìm nhiều cách khác nhau. Và cái này hiệu quả nhất. Sau cuộc trò chuyện, tôi để bọn trẻ trong phòng một mình – suy nghĩ và sau đó viết bài luận. Nếu đứa trẻ nhỏ, thì vẽ tranh. Trên thực tế, khi ta phạt một đứa trẻ, ta muốn nó nghĩ về việc đã xúc phạm ai đó, hoặc làm bố mẹ buồn, hoặc tạo ra vấn đề cho bố mẹ. Vì vậy, hãy đi thẳng vào giai đoạn này và bỏ qua bản thân hình phạt.
Vâng, có những đứa trẻ ngang bướng rất khó kiểm soát. Nhưng tôi nghĩ điều này là do người lớn đã chỉ cho chúng nhiều lần rằng họ sẽ không lắng nghe chúng. Và trong trường hợp này, bạn cần phải thành thật nói rằng: Mẹ đã từng làm sai, và con đã quen là mẹ không nghe con, quát mắng và trừng phạt con, nhưng mẹ hứa sẽ thử cách khác.
=========
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình
Đó là nguyên nhân tôi đưa ra TRICK.
Có một trường hợp ở trường: Tôi phát hiện học sinh của mình uống bia trong phòng làm ảnh. Rõ ràng là chuyện này không có gì siêu nhiên đối với tụi teen, nhưng tôi thì đã tưởng rằng chúng rửa ảnh cho tờ báo. Còn theo quan điểm của chính quyền thì đây là trọng tội. Tôi có thể đã làm ầm lên hay thậm chí đuổi học chúng.
Thay vào đó, tôi gọi chúng đến văn phòng của mình, và bình tĩnh nói chuyện. Tôi không hét vào mặt chúng, nhưng nói rõ rằng tôi thất vọng vì chúng đã làm mất niềm tin của tôi và đã gây hại cho ban biên tập. Đó là một cuộc trò chuyện dài. Nhưng chúng hiểu và thực sự ăn năn. Trong cuộc trò chuyện nghiêm túc đó, có niềm tin và có lòng trắc ẩn.
Ngày nay thế giới đầy các vị cha mẹ phát hoảng vì cuộc sống xung quanh. Họ đọc những câu chuyện kinh dị trên Internet, họ liên tục tìm thấy bằng chứng xác nhận nỗi sợ của họ. Họ tìm cách làm cho cuộc sống của con cái dễ dàng hơn.
Sự quan tâm quá mức và sự chăm sóc không mệt mỏi của bố mẹ trực thăng (helicopter) đã dẫn đến việc cả một thế hệ lớn lên mà không quen chịu trách nhiệm. Con không dám chịu bất kỳ rủi ro nào, hoặc cho rằng bố mẹ sẽ đến làm mọi thứ.
Tôi dạy ở Stanford. Và tôi thấy gì? Một lượng lớn phụ huynh chuyển đến Stanford để giúp đỡ các con. Tôi ước đó là một trò đùa, nhưng lại là sự thật! Tôi không hiểu nổi: họ di chuyển, thay đổi toàn bộ cuộc sống của họ, bởi vì con cái vào đại học!
Đại học ở Moscow thì hơi khác. Chuyện “bố mẹ sẽ đến và giải quyết mọi thứ” hay xảy ra khi bọn trẻ tốt nghiệp đại học và cần tìm việc.
Với tôi, các bố mẹ Nga giống cỗ máy ủi tuyết: sẵn sàng dọn đường cho trẻ để chúng không phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào. Và, đáng sợ nhất là bọn trẻ biết điều đó. Hơn thế, lại còn trông đợi nó. Trẻ không được nhận một động lực rất quan trọng: bản thân mình có thể tự làm được Trẻ lớn lên với cảm giác rằng mình không thể xoay sở nếu không được giúp đỡ. Ta đã cố hết sức để rải rơm khắp nơi đến nỗi sinh ra cả một thế hệ người lớn sơ sinh, không thể tự quyết định.
Ở Hoa Kỳ, có một tay kiếm bẫm từ việc này! Tony Robbins, một diễn giả rất nổi tiếng về động lực (motivation). Mọi người trả rất nhiều tiền (5000$) để rốt cục nghe được câu “Hãy tin vào chính mình!” Đó là lời dạy duy nhất của anh ta.
Mọi người không muốn nghe cha mẹ nói với họ điều tương tự, miễn phí. Không, họ muốn trả một khoản tiền lớn cho kiến thức thiêng liêng này. Thật buồn cười. Nếu các bậc cha mẹ thành thạo phương pháp TRICK của tôi, họ sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền cho con cái. Ít nhất là 5000$!
Bà có tin vào huấn luyện (coaching)?
Có. Nhưng tôi tin rằng mỗi người đều cần một người – chỉ một thôi – người sẽ tin vào anh ta và hướng dẫn. Thật không may, rất khó tìm.
Giáo viên thường thờ ơ với các vấn đề của học sinh, phụ huynh thì hoài nghi. Nhiều người tiếp tục coi đứa trẻ là ngớ ngẩn, không thể chịu trách nhiệm về quyết định của mình, ngay cả khi nó lớn lên. Do đó, rất tốt khi có một người cố vấn (mentor), một huấn luyện viên (coach) – một người mà bạn tôn trọng (tôn trọng, theo tôi, là cốt lõi). Sự chấp thuận của một người như vậy giúp rất nhiều. Bạn nghĩ: chà, ông ấy nghĩ tôi giỏi, nghĩa là tôi thực sự đáng giá.
Tôi cho rằng, một giáo viên giỏi sẽ dễ dàng hơn so với cha mẹ của một teen, uy tín cao hơn. Chả lẽ con gái bà luôn lắng nghe bà?
Vai trò của giáo viên thực sự rất lớn. Đôi khi chỉ một câu nói đúng lúc sẽ thay đổi cuộc sống của một người. Tôi đã có một trường hợp như vậy, tôi kể nó trong cuốn sách (tất nhiên, tôi đã thay đổi các tên).
Có một cậu bé được cha mẹ đưa đến trường rất sớm và yêu cầu điểm tốt: nếu mày không học giỏi, mày sẽ trở thành ăn mày. Đứa trẻ không ngủ đủ giấc, mệt mỏi và luôn bị căng thẳng. Và các bạn cùng lớp luôn trêu chọc nó vì rất chậm.
Khi điều này xảy ra trong lớp học của tôi về báo chí, tôi đã nói: bạn ấy cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra tất cả thông tin mà bạn ấy viết. Bây giờ cậu ta đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, thành công trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý thần kinh. Cậu ấy nói với tôi rằng tôi là người lớn duy nhất đánh giá khả năng của cậu, và câu nói của tôi đã giúp cậu nhiều lần.
Thế còn chuyện thành đạt? Đôi khi quan điểm về sự nghiệp của cha mẹ và con cái khác xa nhau: cha mẹ mơ về một bác sĩ phẫu thuật còn đứa trẻ lại mơ về sự nghiệp của một rapper. Bắt đầu có áp lực, rồi mâu thuẫn với các loại hậu quả. Khi nào nên kiên quyết, và khi nào thì buông để duy trì mối quan hệ tin cậy nhau?
Cha mẹ chỉ có thể đề xuất. Đừng áp đặt. Và lưu ý rằng, “đề xuất” không có nghĩa là nhai đi nhai lại ngày này qua ngày khác. Cuốn sách có kể về một học trò của tôi, có bố mẹ là bác sĩ. Cô tốt nghiệp đại học, nhận bằng và không làm việc một ngày nào trong nghề. Và vấn đề không chỉ là cô phí nhiều năm cho nó, cô còn chiếm chỗ của người có thể trở thành một bác sĩ giỏi.
Cha mẹ khăng khăng theo ý mình – và cuối cùng cô gái không hạnh phúc. Không hiểu sao, cha mẹ quên rằng họ muốn con cái hạnh phúc chứ không phải đạt được điều họ muốn. Đứa trẻ nên có cơ hội thử bản thân mình trong những gì nó muốn, những gì nó mơ ước.
Tôi không nói rằng ta nên ngừng cung cấp các lựa chọn, nhưng quan trọng là ngừng gây áp lực cho trẻ. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tự tử ở người trẻ tuổi là không có khả năng đáp ứng mong đợi của cha mẹ.
Chúng tôi cũng đã có những trường hợp như vậy ở Palo Alto. Cha mẹ rất khó chấp nhận một điều đơn giản: đôi khi trẻ chỉ đơn giản là không muốn đi theo con đường mà người lớn chọn cho chúng. Đó là quyền của chúng.
Khi đó cha mẹ thường nói hai điều: “Thời thế thay đổi, không có gì ổn định” và “trước tiên có việc đã, để mày tự kiếm ăn, sau đó muốn làm gì thì làm”. Nhưng con gái Susan của bà lại bắt đầu con đường sự nghiệp là tin vào thứ Internet nào đó, mà không ai biết là gì.
Ồ, hãy để tôi kể cho bạn câu chuyện này. Susan, con gái tôi tốt nghiệp thạc sĩ Harvard về lịch sử Anh và Pháp. Nó bảo vệ xong và không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi nói: hay là đi dạy đại học? Nhưng nó không muốn, và tìm được việc kiểm tra các sự kiện lịch sử cho một công ty. Nó được giao dự án, và hoàn thành trong 2 tuần thay vì hai tháng quy định. Họ bảo nhận nó, và hỏi nó muốn làm gì nữa. Nó không biết. Người ta đề nghị nó dạy các nhân viên khác làm nhanh như vậy. Còn nó thì đi Ấn Độ một năm. Làm báo.
Tôi không thể kiểm soát nó. Nó chỉ nói: “Con sẽ đi.” Và nó đi. Không có điện thoại di động, không có gì. Tôi đã phản đối, nhưng tôi không thể làm gì – nó đã lớn. Và nó đã làm những gì nghĩ là cần thiết.
Tại sao nó lại cho Larry và Sergey thuê ga ra (Larry Page và Sergey Brin, những người sáng lập tương lai của Google)? Nó đã mua một ngôi nhà, và sau đó nhận ra rằng không thể kham được. Lúc đó, theo tôi, cuộc sống của nó như mây đen, nhưng có ánh chớp lóe lên. Tại sao đi mua một ngôi nhà mà bạn không thể trả tiền? Nó phải tìm ai đó sẽ thuê ga ra. Nhưng nếu lúc đó nó có thể tự trả tiền cho ngôi nhà, thì bây giờ đã không có Google. Nói ngắn gọn, đôi khi bạn cần để cuộc sống tiếp diễn theo cách của nó, và tin điều tốt sẽ đến.
Khi Larry và Sergey chuyển đến, họ rất phiền toái. Những tưởng họ dùng ga ra vào ban ngày, nhưng thực tế họ ở lì ở đó, ngày lẫn đêm. Ồn ào khủng khiếp, chén hết thức ăn trong tủ lạnh. Hãy tưởng tượng, nó xuống bếp buổi sáng, và tủ lạnh trống rỗng. Susan đã mạo hiểm rất lớn khi gia nhập những kẻ này. Bởi lúc đó nó đã là nhân viên Intel!
Và nó đã nghỉ việc để trở thành nhân viên số 16 trong một công ty vô danh. Và, quan trọng nhất, ở Google nó chịu trách nhiệm về câu hỏi “Chúng ta sẽ kiếm tiền bằng cách nào?”. “Bọn tôi biết cách tìm kiếm thông tin, nhưng không biết cách kiếm tiền từ đó. Cô nhận việc này nhé”. Với nó, đây là bước lùi. Nhưng đôi khi không thể tạo ra một bước đột phá mà không lùi. Cha mẹ nên luôn nhớ điều này.
Đứa kia, Janet, thì đến Nam Phi (tất cả con gái tôi đều đã làm một việc gì đó khiến bất kỳ người mẹ nào cũng phải ôm đầu), sau đó tiếp tục cuộc hành trình qua Siberia và dĩ nhiên, mất hút ở Krasnoyarsk. Tiếng không biết, đi đâu không rõ, rất ít người nói được tiếng Anh, tiền không nhiều.
Tại sao cô ấy lại đến đó?
Nó đến Krasnoyarsk vì mẹ tôi sinh ra ở đó. Và nó muốn thấy thành phố. Nói chung, tôi hoàn toàn trái ngược với kiểu mẹ ấp ủ con, và đây là mặt trái của cách tiếp cận của tôi.
Rồi sao? Cô ấy có thất vọng?
Nó rất thích cuộc phiêu lưu và thành phố. Nó thấy sông Yenisei, hồ Baikal, mà bà nó đã kể suốt trong những câu chuyện của mình. Tôi đã dạy chúng đi du lịch từ rất sớm. Ví dụ, khi Ann tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã mua Euro Pass (vé cho phép bạn đi du lịch bằng tàu hỏa khắp châu Âu) và đi khắp châu Âu.
Vậy là ngoài TRICK thì thêm du lịch. Còn gì nữa không?
Năng lực xử lý tiền. Hãy dạy điều này từ nhỏ. Yêu cầu trẻ trả các hóa đơn nhỏ, yêu cầu tìm hiểu giá trong cửa hàng. Cho trẻ tham gia giải quyết các vấn đề cuộc sống. Khuyến khích các câu hỏi! Hãy gọi chúng khi điều hòa không hoạt động hoặc vòi nhỏ giọt. Hãy để chúng giúp bạn sửa chữa. Cuộc sống của con sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu con biết hành động.
Lập kế hoạch nữa. Cách dễ nhất và hiệu quả nhất. Bây giờ mọi người đều có Internet – vì vậy hãy để trẻ quyết định gia đình bạn sẽ làm gì vào cuối tuần. Lập một kế hoạch, tính toán thời gian và ngân sách, suy nghĩ về nơi ăn uống, chuẩn bị những thông tin thú vị về nơi bạn quyết định đi. Tôi giao bọn trẻ rất nhiều việc nhà. Dọn bàn, rửa chén.
Giờ tôi đang làm điều này với các cháu. Tôi có chín đứa cháu, đứa thứ mười sắp ra đời. Và, tôi nhấn mạnh, tôi bảo chúng dọn bàn nhiều hơn so với mẹ chúng ngày xưa. Bởi lẽ, nếu có ai đó làm điều đó cho trẻ (mẹ, bố, giúp việc), trẻ sẽ mất tinh thần trách nhiệm. Tôi thậm chí còn bắt chúng cọ bồn cầu, tại sao không chứ? Không phải là dễ, nhưng chúng có thể làm.
Thế bà có phạt trẻ em khi chúng không nghe lời?
Cách phạt của tôi là không cho chúng thứ gì đó dễ chịu mà chúng muốn. Và nếu đứa nào có tội nghiêm trọng, tôi yêu cầu viết bài luận về điều đó.
Võ này tôi mang từ trường về. Nếu một trong những học sinh của tôi có lỗi, chúng tôi sẽ phân tích tình huống, thảo luận về nó và chúng sẽ viết luận. Đây là một cách mạnh, bởi vì khi bạn viết về một cái gì đó, bạn suy ngẫm về nó. Bạn tự hỏi liệu có thể làm khác đi không. Bài luận giúp hiểu tình huống và ghi vào bộ nhớ.
Tôi đã tìm nhiều cách khác nhau. Và cái này hiệu quả nhất. Sau cuộc trò chuyện, tôi để bọn trẻ trong phòng một mình – suy nghĩ và sau đó viết bài luận. Nếu đứa trẻ nhỏ, thì vẽ tranh. Trên thực tế, khi ta phạt một đứa trẻ, ta muốn nó nghĩ về việc đã xúc phạm ai đó, hoặc làm bố mẹ buồn, hoặc tạo ra vấn đề cho bố mẹ. Vì vậy, hãy đi thẳng vào giai đoạn này và bỏ qua bản thân hình phạt.
Vâng, có những đứa trẻ ngang bướng rất khó kiểm soát. Nhưng tôi nghĩ điều này là do người lớn đã chỉ cho chúng nhiều lần rằng họ sẽ không lắng nghe chúng. Và trong trường hợp này, bạn cần phải thành thật nói rằng: Mẹ đã từng làm sai, và con đã quen là mẹ không nghe con, quát mắng và trừng phạt con, nhưng mẹ hứa sẽ thử cách khác.
=========
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình