Vì sao chúng ta lại không muốn nhận lời khen?
- Ôi con gái chị xinh quá, yêu quá đi.
- Ôi nhưng lười ăn lắm chị ạ. Gầy giơ xương ra ấy- Bé nhà chị học giỏi quá, nói tiếng Anh hay quá.
- Nhưng mà vẫn còn lười học lắm cô ạ. Mất tập trung lắm.
- Bé vẽ đẹp quá chị nhỉ.
- Được mỗi cái vẽ thôi, mấy môn kia cũng bình thường lắm cô ạ.
Các bạn nghe đoạn hội thoại trên có quen không? Không phải quen, mà là gần như cha mẹ luôn phản ứng như vậy khi nhận được lời khen dành cho con trẻ (kể cả có trẻ nhỏ ở đó hay không). Văn hoá phương Đông nghìn năm đã ăn sâu, khiến chúng ta khiêm tốn bất đắc dĩ, vì nếu nhận lời khen, sẽ được cho là kênh kiệu, không biết khiêm tốn. Mà phải khiêm tốn mới là người đáng yêu, vênh váo nhận lời khen là không tốt. Có phải không nào? Thế nên trẻ nhỏ lớn lên cứ tự ti dúm dó là vậy đấy.
Mình nhớ, lúc mình hơn 20 tuổi, mặc bộ váy đẹp đến văn phòng, được nhiều người khen rối rít, mà còn … không tin, không quen với nhiều lời khen ngợi, nên cứ ra sức từ chối lời khen. Lại còn hỏi “Chị nói thật không đấy, đẹp thật mới khen nhé, không cần lịch sự với em đâu.”.
Sau này mình nghĩ lại, thực sự mình đã cảm thấy bối rối, không quen với lời khen, nó làm mình vừa xấu hổ, vừa ngượng, mình còn chưa từng được học về cách nhận lời khen sao cho đầy tự tin và lịch sự cơ.
Sau này, khi bản thân tự tin với giá trị mình xây dựng được, giao lưu với Tây Tàu nhiều, mới dám hãnh diện nhận lời khen, mới biết cách “khen lại”, mới biết cách dẫn dắt lời khen đó trở thành câu chuyện giao tiếp kết nối hai người. Vì lời khen, thực ra là một lý do rất đẹp để bắt đầu một cuộc giao tiếp.
Nên các mẹ ạ, chúng ta cần dạy trẻ sớm những cách ứng xử kết nối đó, để trẻ không trở thành kẻ lúng túng ngây ngô trước cuộc đời.
---
Trẻ nên làm gì khi nhận lời khen?
1. Chấp nhận, mỉm cười, nhìn vào mắt họ và nói “Cháu cảm ơn cô ạ.”
2. Nói cho người kia biết là bé rất đánh giá cao lời khen “Cảm ơn cô đã khen cháu. Cháu đã cố gắng rất nhiều để vẽ ra bức tranh này đấy.”
3. Khen lại “Cô cũng mặc chiếc váy đẹp quá. Cháu cũng muốn sau này lớn lên biết ăn mặc đẹp như cô.”
2. Nói cho người kia biết là bé rất đánh giá cao lời khen “Cảm ơn cô đã khen cháu. Cháu đã cố gắng rất nhiều để vẽ ra bức tranh này đấy.”
3. Khen lại “Cô cũng mặc chiếc váy đẹp quá. Cháu cũng muốn sau này lớn lên biết ăn mặc đẹp như cô.”
Trẻ không nên làm gì khi nhận lời khen?
1. Đừng từ chối lời khen. Nếu ai đó khen tóc bé hôm nay đẹp quá, đừng nói “Ối giời, hôm nay cháu chưa gội đầu đấy, bẩn lắm.” Nếu ai đó khen bé hôm nay chơi thể thao giỏi quá, đừng nói “Hôm nay tớ chơi chán quá, mọi khi tớ phải ghi bàn nhiều hơn cơ.” Nói như vậy vừa chấm dứt cảm giác thoải mái của cuộc trò chuyện, vừa “xúc phạm” người khen vì “có mắt như mù”, khen vớ vẩn. Lần sau ai còn dám khen nữa.
2. Đừng ngại ngùng xấu hổ, quay mặt đi, nhún vai, hoặc đẩy lời khen sang cho người khác “đội tớ thắng là nhờ bạn A đấy, chứ tớ chơi kém lắm”.
2. Đừng ngại ngùng xấu hổ, quay mặt đi, nhún vai, hoặc đẩy lời khen sang cho người khác “đội tớ thắng là nhờ bạn A đấy, chứ tớ chơi kém lắm”.
Vậy Dạy trẻ bằng cách nào?
1. Không có cách nào tốt hơn là cha mẹ thực hành nhiều, để trẻ thấy việc nhận lời khen, cho đi lời khen là bình thường, và xứng đáng. Cha mẹ hãy chăm khen ngợi người khác, cho đi nhận lại lời khen thật dễ chịu và tự nhiên.
2. Nếu trẻ có những hành vi như phần “không nên” ở trên, cha mẹ đừng làm “cảnh sát” bắt lỗi nhé. Mình hay thấy các cha mẹ cảnh sát, tuýt còi tại trận, và chỉnh đốn tại trận lắm. Tỉ tê tâm sự chuyện riêng hai người là cách mình thấy các cha mẹ tâm lý luôn làm với con. Cứ tỉ tê hàng ngày để uốn nắn hành vi của trẻ, thật nhẹ nhàng tình cảm thôi nhé.
2. Nếu trẻ có những hành vi như phần “không nên” ở trên, cha mẹ đừng làm “cảnh sát” bắt lỗi nhé. Mình hay thấy các cha mẹ cảnh sát, tuýt còi tại trận, và chỉnh đốn tại trận lắm. Tỉ tê tâm sự chuyện riêng hai người là cách mình thấy các cha mẹ tâm lý luôn làm với con. Cứ tỉ tê hàng ngày để uốn nắn hành vi của trẻ, thật nhẹ nhàng tình cảm thôi nhé.