CÙNG CON MỞ RỘNG CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

CÙNG CON MỞ RỘNG CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Life Mentor xin trả lời:

Khi đưa con tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội, em đã làm tốt một số điều này rồi nè:

  • Mở rộng mối quan hệ của con đến các bạn bè mới

  • Trước khi đi giới thiệu cho con biết mình sẽ gặp bạn mới, và dặn dò con.

    Nhưng có một số điều em có thể làm tốt hơn:

    • Em mới ở bước dặn dò con (thông điệp 1 chiều từ mẹ), nhưng cũng cần trò chuyện với con xem con sẵn sàng gặp bạn mới không. Con cần đồng ý (thông điệp 2 chiều) với việc gặp gỡ bạn mới.

    • Nếu con không sẵn sàng, không đồng ý, thì con chỉ nên là file đính kèm của mẹ. Mẹ là nhân vật chính khi đi giao lưu, con có thể bám lấy mẹ, dần dần làm quen với bạn mới. Con có thể chơi 1 lúc, nhưng con cũng có thể từ chối không chơi. Khi đó, việc con lựa chọn không chơi cùng không ảnh hưởng đến buổi gặp gỡ. Có thể phải mất 5-10 buổi con mới sẵn sàng tiếp nhận bạn mới vào vòng tròn quan hệ của mình. Nếu buộc con phải giao lưu ngay thì con chưa sẵn sàng, chưa thích. Chuyện kết bạn không thể ép tốc độ được.

    • Hãy làm y hệt như khi em giới thiệu 2 người lớn với nhau. Có phải em sẽ thường nói “Đây là anh A đối tác của tớ, đây là chị B người thân của em. Em kết nối hai người để bàn về việc C” Đúng không? Vậy với trẻ con, em cần phải làm như thế và hơn thế. Em hãy giới thiệu “Đây là bạn Bo nhà cô, 4 tuổi. Đây là bạn Bin nhà cô Lan. Hai bạn chơi cùng nhau một chút nhé”. Thậm chí còn phải tham gia sâu hơn làm cầu nối cho 2 bạn nhỏ. Ví dụ “Bạn Bo mang theo mấy quyển sách và đồ chơi này. Mời Bin đọc sách cùng nhé. Mời Bin chơi đồ chơi này cùng nhé.” Đa phần trẻ con sẽ tự kết bạn với nhau dễ dàng, nhưng nhiều bạn e ngại, hướng nội, hay không sẵn sàng thì mẹ cần hỗ trợ.

      Tiếp theo đến đoạn con nói thẳng ra là con không thích chơi với bạn này, con thích chơi với bạn kia cơ. Mẹ nên làm thế nào?

      • Chuyện của em làm chị nhớ đến 1 sự việc. Một hôm chị và 2 con vào thang máy. Có 1 bác người nước ngoài nghe thấy 2 đứa nói Tiếng Anh thì chào hỏi 2 đứa nhỏ. 1 đứa bẽn lẽn chào lại. 1 đứa thì nói thì thầm nhưng đủ to để tất cả cùng nghe thấy “Vivian, đừng nói chuyện với người lạ”. Đúng là một tình huống ngại ngùng đúng không? Quan trọng là ứng xử của người lớn thế nào. Lúc đó 2 người lớn nhìn nhau cười trừ, thông điệp là “Tôi xin lỗi, trẻ con chưa giỏi ứng xử xã hội nên nói không tinh tế”, còn người kia thì “Không sao chị ơi, trẻ con ấy mà, mình không nên chấp nhặt”. Người lớn tránh đánh giá trẻ con là hư, không được nói thế, vậy là thô lỗ, vô duyên….

      • Khi người lớn không đánh giá trẻ thì chuyện lại thành nhỏ tí. Con sẽ không bị phê phán hay đánh giá khi nói ra câu đó. Hai người mẹ không phải cảm thấy ngại ngùng. Bạn nhỏ kia cảm thấy buồn thì mẹ nhanh miệng xin lỗi hộ con 1 câu. Khi con nói ra điều thiếu nhạy cảm này, mẹ thấy rằng đây là dấu hiệu để phải dạy bổ sung cho con điều con còn thiếu. Chuyện này muốn to thì thành to, muốn bé thì thành bé được ngay.

        Đến đoạn tiếp theo là làm sao để con nói không làm tổn thương người khác, mà vẫn nói ra điều con suy nghĩ.

        • Đây là 2 giai đoạn khác nhau của việc giao tiếp, cư xử. Em cần tách làm ra làm 2 thời điểm dạy khác nhau. Trẻ con tuổi mầm non (thậm chí tiểu học) thường có tư duy trắng - đen, đúng - sai mà chưa có khả năng hiểu vùng xám. Tình huống A thì phải nói ra suy nghĩ của mình, nhưng tình huống B phải nói khéo (nói sai sự thật) để không làm tổn thương người khác là điều khá khó với trẻ. Chị cũng đã từng thấy nhiều đứa trẻ có năng lực EQ quá tốt, có thể rất nhạy cảm trong các tình huống giao tiếp xã hội. Nếu chúng ta có những đứa trẻ như vậy thì thật là may mắn. Nhưng rất nhiều đứa trẻ không có năng lực đó, và chúng ta phải dạy. Mất rất nhiều thời gian để dạy.

        • Em hãy chọn dạy con nói lên tiếng nói của mình trước. Đến khi con đã rất vững chắc năng lực này rồi, em mới chuyển sang giai đoạn 2 là dạy con nói khéo léo trong các tình huống khác nhau. Đứa trẻ 4 tuổi vẫn đang trong hành trình học giao tiếp và tương tác xã hội, vì thế chưa thể mong đợi con vừa làm được A vừa làm được B. Con cần em đồng hành hướng dẫn rất dài lâu.

        • Khi học học bài 1 (nói lên tiếng nói của mình), em sẽ gặp nhiều tình uống oái oăm, con sẽ quá thẳng thắn, nói lên những điều thiếu tinh tế, lên tiếng vì những điều con thấy chướng tai gai mắt…và chắc em sẽ phải chấp nhận nhiều tình huống rất là “đứng hình”, công nhận những điều con lên tiếng là ĐÚNG. Chú ý: ĐÚNG thì phải công nhận là đúng nhé. VD: “Mẹ ơi, bà đến nhà mình mà mở tủ lạnh ăn sữa chua của con”. Khi em tự tin con đã được ủng hộ nói lên tiếng nói của mình, không bao giờ run sợ khi lên tiếng, thì em có thể chuyển sang giai đoạn 2. Với 2 đứa trẻ nhà chị thì chị thấy khoảng 5-6 tuổi là chị chuyển sang giai đoạn 2 được rồi.

        • Khi con học bài 2 (tinh tế, hiểu cảm giác của người khác) thì có một số thần chú này chị muốn chia sẻ với em:

          Luôn thì thầm vào tai khi dạy dỗ con ở chỗ đông người

          “Con ơi, mình không bình luận về người khác nhé”

          “Mẹ nhìn thấy rồi. Con có thể nói nhỏ với mẹ thôi”

          “Con nghĩ xem bạn cảm thấy thế nào khi con nói vậy”

          ….

          Tuỳ tình huống mà chị có những thần chú khác nhau.

          ———

          Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình

          (Lời mời hợp tác: Mình đang cần tìm kiếm 

          ← Bài trước Bài sau →