Kiểu 1: Khen ngợi hàng ngày, khen ngợi đều đặn. Khen ngợi là cách kết nối cảm xúc, cha mẹ nên làm thường xuyên vì trẻ em rất thích được khen kiểu này. (con thật là ngoan, con thật đáng yêu, tóc con thơm quá, con là em bé ngoan của mẹ…)
Kiểu 2: Khen để thay đổi hành vi. Xưa nay chúng ta hay nhầm, đó là mắng, chỉ trích, phạt…mới là cách để thay đổi hành vi của con.
Kể cả bạn muốn con làm bài, hành xử đúng đắn, nói năng lễ độ…hay làm gì khác tích cực thì cũng có thể sử dụng chiến lược này.
Bạn tò mò chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
===
3 yếu tố quan trọng của một lời khen hiệu quả:
- 0. Hãy xem ở ngay bên dưới nhé.
- 1. Toàn bộ tâm trí, cơ thể, gương mặt, chân tay đều thể hiện khen ngợi nhiệt thành. Không phải giọng khen lạnh lùng thờ ơ, kiểu “Ờ, thế cũng tạm được đấy.”
- 2. Khen ngợi mô tả. Mô tả chính xác những gì cha mẹ nhìn thấy và đáng khen. Càng cụ thể càng tốt. Tả như tả cảnh ấy. “Wow, con đã nhặt hết đồ chơi vào giỏ và xếp hết sách lên giá rồi. Mẹ cảm ơn con.”
- 3. Hành vi không lời. Có thể là ôm, hôn, chạm tay high five, có thể xoa đầu, vỗ vai…
====
Nhưng quan trọng nhất lại là bước số 0: CHỌN HÀNH VI NÀO CẦN SỬA VÀ THỰC HIỆN KHEN (SỬA) LIÊN TỤC TRONG 1 THỜI GIAN KHOẢNG 1 TUẦN.
Ví dụ, tuần này bạn chỉ chọn sửa hành vi bừa bộn của con. Và tất cả những hành vi bê bối tiêu cực khác tạm thời bỏ qua không nhắc đến. Bạn chỉ chăm chăm vào các hành vi gọn gàng hay không gọn gàng của con để sửa thôi. Thành thói quen rồi, bạn tiếp tục duy trì khen, con tiếp tục duy trì sửa.
Sau đó sang một thói quen mới.
Sai lầm thường thấy ở cha mẹ là:
- Nói lèm bèm, gì cũng nói, từ nhỏ đến to, nói vụn vặt, không đủ tạo thành thói quen
- Không nói mà kìm nén lại thành 1 cục tức to và đến lúc mắng con là bùng nổ luôn.
- Không hướng dẫn chính xác mà chỉ yêu cầu kết quả cuối cùng (“Làm thế nào thì làm, cuối ngày về là mẹ phải thấy nhà gọn sạch rồi nhé”)
—-
Việc điều chỉnh hành vi bằng cách khen, hay nhắc nhở, cũng giống như dạy học ấy. Cần phải cụ thể, hướng dẫn, lặp đi lặp lại, và ghi nhận thành quả.
Chúc các cha mẹ từ nay thực hành khen liên tục mỏi mồm nha.
(Kiến thức có được từ khoá học “Làm cha mẹ A-Z” của ĐH Yale)
====
Kiểu 2: Khen để thay đổi hành vi. Xưa nay chúng ta hay nhầm, đó là mắng, chỉ trích, phạt…mới là cách để thay đổi hành vi của con.
Kể cả bạn muốn con làm bài, hành xử đúng đắn, nói năng lễ độ…hay làm gì khác tích cực thì cũng có thể sử dụng chiến lược này.
Bạn tò mò chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
===
3 yếu tố quan trọng của một lời khen hiệu quả:
- 0. Hãy xem ở ngay bên dưới nhé.
- 1. Toàn bộ tâm trí, cơ thể, gương mặt, chân tay đều thể hiện khen ngợi nhiệt thành. Không phải giọng khen lạnh lùng thờ ơ, kiểu “Ờ, thế cũng tạm được đấy.”
- 2. Khen ngợi mô tả. Mô tả chính xác những gì cha mẹ nhìn thấy và đáng khen. Càng cụ thể càng tốt. Tả như tả cảnh ấy. “Wow, con đã nhặt hết đồ chơi vào giỏ và xếp hết sách lên giá rồi. Mẹ cảm ơn con.”
- 3. Hành vi không lời. Có thể là ôm, hôn, chạm tay high five, có thể xoa đầu, vỗ vai…
====
Nhưng quan trọng nhất lại là bước số 0: CHỌN HÀNH VI NÀO CẦN SỬA VÀ THỰC HIỆN KHEN (SỬA) LIÊN TỤC TRONG 1 THỜI GIAN KHOẢNG 1 TUẦN.
Ví dụ, tuần này bạn chỉ chọn sửa hành vi bừa bộn của con. Và tất cả những hành vi bê bối tiêu cực khác tạm thời bỏ qua không nhắc đến. Bạn chỉ chăm chăm vào các hành vi gọn gàng hay không gọn gàng của con để sửa thôi. Thành thói quen rồi, bạn tiếp tục duy trì khen, con tiếp tục duy trì sửa.
Sau đó sang một thói quen mới.
Sai lầm thường thấy ở cha mẹ là:
- Nói lèm bèm, gì cũng nói, từ nhỏ đến to, nói vụn vặt, không đủ tạo thành thói quen
- Không nói mà kìm nén lại thành 1 cục tức to và đến lúc mắng con là bùng nổ luôn.
- Không hướng dẫn chính xác mà chỉ yêu cầu kết quả cuối cùng (“Làm thế nào thì làm, cuối ngày về là mẹ phải thấy nhà gọn sạch rồi nhé”)
—-
Việc điều chỉnh hành vi bằng cách khen, hay nhắc nhở, cũng giống như dạy học ấy. Cần phải cụ thể, hướng dẫn, lặp đi lặp lại, và ghi nhận thành quả.
Chúc các cha mẹ từ nay thực hành khen liên tục mỏi mồm nha.
(Kiến thức có được từ khoá học “Làm cha mẹ A-Z” của ĐH Yale)
====
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình