CHA MẸ LÀ MENTOR TỐT NHẤT CUỘC ĐỜI CON

CHA MẸ LÀ MENTOR TỐT NHẤT CUỘC ĐỜI CON

Mình gặp gỡ và tư vấn nhiều gia đình, nhận ra được một điều rất hay. 
Đó là đa phần các  cha mẹ đa phần đều có sẵn hệ thống giá trị rồi. Tức là những phẩm chất tốt đẹp mà họ tin rằng đúng. 
Đa phần chúng ta đều tử tế và đều mong muốn truyền lại sự tử tế đó cho con. Chúng ta đều là người lương thiện, lao động chăm chỉ, chân thành, đạo đức, yêu thương… 
Nhưng cái khó nhất là họ không hệ thống hoá được, không dễ dàng truyền tải bằng lời những giá trị đó đến con.  Họ không biết dạy như vậy đã đủ chưa, có bỏ sót gì không, dạy như vậy có phải là cách tốt nhất không, nói như vậy có gửi sai thông điệp đến con không…
Và vì thế , họ RÓN RÉN trong lời ăn, tiếng nói, hành động với con. Chỉ sợ dạy sai. 
Không có ai chỉ cho họ thấy những vấn đề thực sự cả.
Các cha mẹ không biết cho con tiền khi làm việc nhà là đúng hay sai, mỗi “thầy” nói một kiểu. 
Các cha mẹ không biết con đòi dùng smartphone, đòi mở tài khoản mạng xã hội thì nên nói thế nào, nên dặn dò con điều gì trước khi lên online. 
Các cha mẹ không biết khi con bị tẩy chay khỏi hội nhóm, bị cô lập thì nên nói gì với con.

Chuyện này rồi ai cũng gặp hết, đó là lý do chúng ta cần có người tư vấn từ góc nhìn bên ngoài, góc nhìn của người đã trải qua hoặc người có chuyên môn. Vì chúng ta rất dễ nhầm đường khi đứng giữa làn sương mù. 
Chỉ thì có nhiều kiểu chỉ lắm. Có người chỉ kiểu chê bai, có người chỉ kiểu dạy đời, áp đặt. Có người đưa ra lời khuyên vụn vặt. Điều này dễ thấy nhất trên các hội nhóm trên mạng, các lời khuyên thường được đưa ra rất nhanh và ồ ạt. 
Khi tư vấn, mình thích nhất cách tiếp cận kiểu hỏi. Tức là khai vấn. Sử dụng kĩ thuật lắng nghe chủ động và bóc hành.
Cuối cùng hoá ra, sau khi phân tích, chính các cha mẹ đều đã có câu trả lời và quyết định của riêng mình. Họ chỉ cần một người đứng ngoài phân tích giúp họ các khía cạnh vấn đề, gợi mở để họ đào sâu đến tận cùng nỗi niềm của họ. Và chính họ là người quyết định điều gì tốt nhất cho con. 

====

Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình 

← Bài trước Bài sau →