Cha mẹ đã làm gì khiến con thành người chỉ trích

Cha mẹ đã làm gì khiến con thành người chỉ trích

Cha mẹ, với vai trò là người hướng dẫn, rất hay "lạm quyền", dẫn đến những sai lầm sau:

- Coi thường quyền lựa chọn bạn bè của con (con bé ấy mẹ thấy không ổn đâu nhé, đừng có mà thân thiết quá với nó), (hay nặng nề hơn thì mẹ không cho phép con chơi với đứa ấy đâu nhé, nó học hành không ra gì, chỉ chơi bời...)

- Bác bỏ các lựa chọn khác của con (quyển sách ấy có gì mà hay, đây này, con đọc quyển này đi. Tô màu thế mà cũng đòi tô)

- Phê bình, mỉa mai con, đặc biệt trước mặt người khác (người khác khen con xinh, thì mẹ lại "trông thế thôi nhưng ở nhà lười lắm chị ạ"...)

- Bố mẹ bàn nhau chuyện cơ quan, nhưng chủ yếu là "nói xấu" đồng nghiệp và sếp.

- Con kể cho bố mẹ nghe chuyện trường lớp, nhưng bố mẹ hay đưa ra nhận xét tiêu cực (họp phụ huynh à, lại nộp tiền chứ có cái gì)

---
Những nhận xét tiêu cực này lây lan rất nhanh, như một thứ bệnh dịch trong gia đình, người này học người kia, con cái cũng bắt lỗi bố mẹ, để "trả đũa" vì dám bêu xấu mình trước mặt người khác. Nó mang lại năng lượng u ám cho cả gia đình.

--
GIẢI PHÁP: Hãy nhìn lại mình

- Xem lại cách phản ứng của cha mẹ (có chỉ trích con không, trong gia đình bố mẹ có soi lỗi của nhau không)

- Xem trẻ tiếp xúc với các tác nhân nào có cách cư xử tương tự (bạn bè, hàng xóm, người lớn trong gia đình, âm nhạc, huấn luyện viên thể thao, TV...). Giám sát và cách ly các nguồn năng lượng tiêu cực này.

- Làm gương bằng việc nói những điều tích cực

- Tạo ra quy định để các người lớn khác phải tuân thủ : kiềm chế chỉ trích. Không cho phép chế giễu, bới móc, bắt lỗi nhau trong gia đình.

- Dạy những lời khuyến khích (cái miệng nó xinh thế, chỉ nói điều hay thôi). Cho con luyện tập nói tích cực thật nhiều trong gia đình và với bạn bè.

- Xin lỗi chân thành nếu lỡ lời

- Dạy cho con về phẩm giá, để không ai có thể phủ nhận nhân phẩm của con. Cũng như con sẽ biết tôn trọng phẩm giá của người khác.
← Bài trước Bài sau →