TÓM TẮT SÁCH:
The 5 love languages of children - 5 ngôn ngữ tình yêu của trẻ em
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
—--
Phần 2: Real love is the one that acts - Tình yêu đích thực là tình yêu thể hiện “hiệu quả”
----
1. Con người luôn yêu cầu người khác chứng minh tình cảm của họ. Nhiều phụ nữ cần bạn đời tặng hoa hoặc quà, trong khi một số đàn ông coi việc chạm vào cơ thể hoặc khen ngợi là bằng chứng cho tình cảm của bạn đời. Mối quan hệ cha mẹ và con cái thậm chí còn phức tạp hơn. Trẻ em cần được chăm sóc và quan tâm thường xuyên và có thể ít thể hiện sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn khi nhu cầu của con bị bỏ qua.
2. Mỗi ngôn ngữ tình yêu đều thể hiện tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện của bạn tới con cái, nhưng hầu hết chúng ta chỉ ưu tiên một ngôn ngữ:
- Sự đụng chạm cơ thể (nhiều bạn nhỏ thích ôm, hôn, nắm tay, cù léc, cắt móng tay cho nhau, xoa bóp…)
- Lời nói (có bạn thích khen ngợi, nói lời ái ngữ, cảm ơn, nói ra lời yêu thương, hỏi han quan tâm, trò chuyện mỗi ngày…)
- Thời gian chất lượng (dành thời gian trò chuyện với nhau, đi chơi riêng với nhau, có những kỷ niệm riêng…)
- Tặng quà (có bạn nhỏ thích được cho đồ ăn, quà, tạo bất ngờ, tặng vật chất, cứ tặng món quà gì là vui vẻ và cảm ơn, yêu thương bố mẹ rối rít…)
- Hành động (làm việc giúp đỡ, thực hiện ngay khi được yêu cầu, chăm sóc nhau hàng ngày)
3. Tất cả mọi người đều khác nhau và cần một ngôn ngữ tình yêu phù hợp với tính cách và nhu cầu của họ. Vì vậy, nếu bạn có hai con trở lên, hai con có thể có những cách đón nhận tình cảm khác nhau: một đứa có thể đòi quà, trong khi đứa khác cần thời gian chất lượng.
4. Trẻ có thể thay đổi ngôn ngữ yêu thương ở mỗi độ tuổi khác nhau. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy “hồi bé thì nó thích ôm ấp lắm, nhưng giờ lớn rồi chẳng cần nữa, chỉ có tặng quà là thích nhất thôi” Trẻ mới biết đi đòi hỏi sự tiếp xúc cơ thể nhiều hơn so với teen. Nhu cầu về tình yêu vô điều kiện vẫn là bất định bất kể tuổi tác của con bạn.
5. Việc xác định ngôn ngữ yêu thương chính của con thật đơn giản khi bạn chú ý đến cách con thể hiện tình yêu. Ví dụ, con có thể chọn quà để thể hiện tình bạn vào một ngày kỷ niệm. Hơn nữa, trẻ sẽ gợi ý cho bạn trong những yêu cầu thường xuyên nhất của con, chẳng hạn như con muốn chơi đùa hoặc đi dạo cùng nhau hoặc cõng và nắm tay nhau. Đôi khi, bạn có thể quan sát những lời phàn nàn của con để tìm ra ngôn ngữ tình yêu của con và đáp ứng. Vì con cảm thấy bị tổn thương và đổ lỗi cho bạn khi nhu cầu của con không được đáp ứng.
6. Cuối cùng, hãy nhớ rằng trẻ thậm chí có thể nhận ra cảm xúc của bạn tốt hơn bạn. Trẻ cảm nhận được khi cha mẹ tức giận, buồn bã hay vui vẻ. Hãy cẩn thận và đừng tạo gánh nặng cho trẻ bằng những điều tiêu cực mà bạn mang lại từ công việc. Vì một việc không như ý, đừng mang điều đó về nhà và trút lên trẻ. Trẻ cảm nhận được điều đó rất nhạy, và có thể cảm thấy có trách nhiệm một phần. Vì vậy, hãy học cách quản lý cảm xúc của mình trước khi giao tiếp với con để dành cho trẻ tình yêu và sự quan tâm tốt nhất mà con xứng đáng được nhận.
(còn tiếp)
----
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
The 5 love languages of children - 5 ngôn ngữ tình yêu của trẻ em
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
—--
Phần 2: Real love is the one that acts - Tình yêu đích thực là tình yêu thể hiện “hiệu quả”
----
1. Con người luôn yêu cầu người khác chứng minh tình cảm của họ. Nhiều phụ nữ cần bạn đời tặng hoa hoặc quà, trong khi một số đàn ông coi việc chạm vào cơ thể hoặc khen ngợi là bằng chứng cho tình cảm của bạn đời. Mối quan hệ cha mẹ và con cái thậm chí còn phức tạp hơn. Trẻ em cần được chăm sóc và quan tâm thường xuyên và có thể ít thể hiện sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn khi nhu cầu của con bị bỏ qua.
2. Mỗi ngôn ngữ tình yêu đều thể hiện tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện của bạn tới con cái, nhưng hầu hết chúng ta chỉ ưu tiên một ngôn ngữ:
- Sự đụng chạm cơ thể (nhiều bạn nhỏ thích ôm, hôn, nắm tay, cù léc, cắt móng tay cho nhau, xoa bóp…)
- Lời nói (có bạn thích khen ngợi, nói lời ái ngữ, cảm ơn, nói ra lời yêu thương, hỏi han quan tâm, trò chuyện mỗi ngày…)
- Thời gian chất lượng (dành thời gian trò chuyện với nhau, đi chơi riêng với nhau, có những kỷ niệm riêng…)
- Tặng quà (có bạn nhỏ thích được cho đồ ăn, quà, tạo bất ngờ, tặng vật chất, cứ tặng món quà gì là vui vẻ và cảm ơn, yêu thương bố mẹ rối rít…)
- Hành động (làm việc giúp đỡ, thực hiện ngay khi được yêu cầu, chăm sóc nhau hàng ngày)
3. Tất cả mọi người đều khác nhau và cần một ngôn ngữ tình yêu phù hợp với tính cách và nhu cầu của họ. Vì vậy, nếu bạn có hai con trở lên, hai con có thể có những cách đón nhận tình cảm khác nhau: một đứa có thể đòi quà, trong khi đứa khác cần thời gian chất lượng.
4. Trẻ có thể thay đổi ngôn ngữ yêu thương ở mỗi độ tuổi khác nhau. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy “hồi bé thì nó thích ôm ấp lắm, nhưng giờ lớn rồi chẳng cần nữa, chỉ có tặng quà là thích nhất thôi” Trẻ mới biết đi đòi hỏi sự tiếp xúc cơ thể nhiều hơn so với teen. Nhu cầu về tình yêu vô điều kiện vẫn là bất định bất kể tuổi tác của con bạn.
5. Việc xác định ngôn ngữ yêu thương chính của con thật đơn giản khi bạn chú ý đến cách con thể hiện tình yêu. Ví dụ, con có thể chọn quà để thể hiện tình bạn vào một ngày kỷ niệm. Hơn nữa, trẻ sẽ gợi ý cho bạn trong những yêu cầu thường xuyên nhất của con, chẳng hạn như con muốn chơi đùa hoặc đi dạo cùng nhau hoặc cõng và nắm tay nhau. Đôi khi, bạn có thể quan sát những lời phàn nàn của con để tìm ra ngôn ngữ tình yêu của con và đáp ứng. Vì con cảm thấy bị tổn thương và đổ lỗi cho bạn khi nhu cầu của con không được đáp ứng.
6. Cuối cùng, hãy nhớ rằng trẻ thậm chí có thể nhận ra cảm xúc của bạn tốt hơn bạn. Trẻ cảm nhận được khi cha mẹ tức giận, buồn bã hay vui vẻ. Hãy cẩn thận và đừng tạo gánh nặng cho trẻ bằng những điều tiêu cực mà bạn mang lại từ công việc. Vì một việc không như ý, đừng mang điều đó về nhà và trút lên trẻ. Trẻ cảm nhận được điều đó rất nhạy, và có thể cảm thấy có trách nhiệm một phần. Vì vậy, hãy học cách quản lý cảm xúc của mình trước khi giao tiếp với con để dành cho trẻ tình yêu và sự quan tâm tốt nhất mà con xứng đáng được nhận.
(còn tiếp)
----
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn