Hôm qua một bác ở bên Na Uy hỏi:
- Hè này có cho Phan Phan đi làm không? Ở Na Uy người ta rất khuyến khích trẻ 16 tuổi đi làm, và trả công hậu hĩnh. Lý do là: Người lớn đều hiểu rằng cần dạy trẻ mối liên hệ giữa lao động (đi làm) và thành quả (tiền). Quan trọng là dạy trẻ yêu lao động.
Ở VN, cái nhìn của bố mẹ về đi làm là rất khổ cực. Biểu hiện khá phổ biến là:
- Không chịu học bài, bắt đi lao động. Mà phải bày ra lao động thật khổ nhục vất vả, để con thấy học mới là sướng, làm là khổ.
- Làm việc nhà được trả tiền, để hiểu bố mẹ vất vả thế nào
- Con hư, mẹ tức quá cho con ở nhà, bắt làm hết việc nhà cho biết là mẹ phải làm nhiều việc như thế nào….
Đây là cách dạy kiểu “doạ cho sợ!”
Ở Na Uy toàn dân cho trẻ con đi làm sớm để “khiến trẻ yêu thích lao động”. Khi được trả công hậu hĩnh, trẻ em sẽ có hiểu biết ngây thơ/ đơn thuần rằng “làm gì (chân chính) cũng ra tiền”.
Tức là làm việc chân tay cũng như làm bàn giấy, đều được tiền. Đó chính là mục đích giáo dục đối với trẻ nhỏ: lao động sẽ ra tiền, bất kể loại hình công việc.
Vì vậy, đối với trẻ 16+ thì người lớn Na Uy luôn có ý thức NHẬN VÀO LÀM, khuyến khích và hướng dẫn.
Mình đang hướng dẫn mấy bạn C3 chuẩn bị du học, khi thử đi thực tập, kiến tập đều bị từ chối. Hầu hết nói là do luật VN không cho người lao động dưới 18t, nhưng mình đoán 1 phần là do “vướng chân”.
Ở Nauy, không có chuyện “Doạ cho sợ! Biết làm là đau khổ. Về ngồi im mà học đi. Cư xử cho biết điều. Nếu không thì hình phạt sẽ là ĐI LÀM đó mấy đứa.”
Đúng là triết lý giáo dục thế nào sẽ tạo ra kết quả thế đó.
- Hè này có cho Phan Phan đi làm không? Ở Na Uy người ta rất khuyến khích trẻ 16 tuổi đi làm, và trả công hậu hĩnh. Lý do là: Người lớn đều hiểu rằng cần dạy trẻ mối liên hệ giữa lao động (đi làm) và thành quả (tiền). Quan trọng là dạy trẻ yêu lao động.
Ở VN, cái nhìn của bố mẹ về đi làm là rất khổ cực. Biểu hiện khá phổ biến là:
- Không chịu học bài, bắt đi lao động. Mà phải bày ra lao động thật khổ nhục vất vả, để con thấy học mới là sướng, làm là khổ.
- Làm việc nhà được trả tiền, để hiểu bố mẹ vất vả thế nào
- Con hư, mẹ tức quá cho con ở nhà, bắt làm hết việc nhà cho biết là mẹ phải làm nhiều việc như thế nào….
Đây là cách dạy kiểu “doạ cho sợ!”
Ở Na Uy toàn dân cho trẻ con đi làm sớm để “khiến trẻ yêu thích lao động”. Khi được trả công hậu hĩnh, trẻ em sẽ có hiểu biết ngây thơ/ đơn thuần rằng “làm gì (chân chính) cũng ra tiền”.
Tức là làm việc chân tay cũng như làm bàn giấy, đều được tiền. Đó chính là mục đích giáo dục đối với trẻ nhỏ: lao động sẽ ra tiền, bất kể loại hình công việc.
Vì vậy, đối với trẻ 16+ thì người lớn Na Uy luôn có ý thức NHẬN VÀO LÀM, khuyến khích và hướng dẫn.
Mình đang hướng dẫn mấy bạn C3 chuẩn bị du học, khi thử đi thực tập, kiến tập đều bị từ chối. Hầu hết nói là do luật VN không cho người lao động dưới 18t, nhưng mình đoán 1 phần là do “vướng chân”.
Ở Nauy, không có chuyện “Doạ cho sợ! Biết làm là đau khổ. Về ngồi im mà học đi. Cư xử cho biết điều. Nếu không thì hình phạt sẽ là ĐI LÀM đó mấy đứa.”
Đúng là triết lý giáo dục thế nào sẽ tạo ra kết quả thế đó.
===
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình