
HÀNH TRÌNH ĐỔI TRƯỜNG LIÊN TỤC VÀ ĐẬU LẠI Ở HOMESCHOOLING
- Người viết: Life Mentor lúc
- Nhật ký Homeschooling
- - 0 Bình luận
Mình bắt đầu nghiên cứu về Homeschooling (học thuật) cho hai bạn nhỏ từ khi 1 tuổi và 3 buổi. Nghiên cứu chán chê 3 năm bắt đầu áp dụng khi bạn An An vào lớp 1.
Cũng giống như rất nhiều cha mẹ khác tại VN, nhà mình đứng trước nhiều lựa chọn:
(1) Trường công: bỏ qua vì con cần phải học tốt phần kiến thức quốc tế
(2) Trường tư, song ngữ: lựa chọn hàng đầu, vì bé con lai cần phải tốt cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Nhưng cũng sẽ quá tải nếu không đủ sức học hai chương trình.
(3) Trường quốc tế: mẹ đã đi ngắm và chọn trường quốc tế cho con từ khi 3 tuổi, nhưng vì mục đích (2) bên trên nên đã quyết định chọn 1 trường tư gần nhà.
Trước kia mình làm trong môi trường giáo dục nên mình tìm hiểu rất kỹ, có kiến thức, có thông tin nội bộ, và cũng rất cầu kỳ trong dạy con. Mình đọc sách cùng con từ hồi mấy tháng. Học Tiếng Anh, Tiếng Việt với con từ sớm.
Đi tìm trường thì lọc rất kỹ các lựa chọn, đến tận nơi thăm trường đến 5-7 lần, trò chuyện, hỏi han từ người quản lý đến giáo viên, nhân viên trong trường…
Ấy vậy mà vẫn chọn sai.
Khi bước vào lớp 1, tiếng Anh của bạn lại đi xa quá với mặt bằng chung. Còn Tiếng Việt của bạn lại quá tậm tịt. Cả 1 năm lớp 1 học online vì covid, con chống đối, ghét học, mẹ và con vần nhau khổ ơi là khổ.
Lựa chọn này sai vì mình lựa chọn theo mong muốn của cha mẹ, kì vọng con học tốt cả 2. Không “học tốt” thì cũng “biết” được cả 2 thứ để không bỏ lỡ tí nào (FOMO).
May mà mình vẫn duy trì homeschooling, vì thấy học lớp 1 trường tư Tiếng Anh mới chỉ học về từ đơn: cây cỏ , hoa lá, mùa xuân, mùa hè, động vật…. Còn bạn ấy đã đọc sách nhiều chữ, học rất nhiều kiến thức khoa học rồi. Về cơ bản, ngay chính trong lớp, trình độ của các bạn cũng rất chênh lệch, giáo viên phải kéo kiến thức dạy xuống bằng với các bạn thấp nhất (đây là điểm bất cập mà rất nhiều nhà homeschooling gặp phải). >> học tập thể thì không có chuyện cá nhân hoá.)
Sau 1 năm vất vả học dốt Tiếng Việt nhất trường, nhà mình quyết định rút lui và đưa con sang trường quốc tế (số (3) bên trên). May mà đi tìm trước, nhắm trước rồi, nên ưng ý 100% luôn.
Mình sẽ dành 1 bài riêng để khen trường này, vì mình rất ưng ý, đúng với giá trị mà gia đình theo đuổi. Đặc biệt 70% học sinh trong trường là học sinh quốc tế.
====
Cũng giống như rất nhiều cha mẹ khác tại VN, nhà mình đứng trước nhiều lựa chọn:
(1) Trường công: bỏ qua vì con cần phải học tốt phần kiến thức quốc tế
(2) Trường tư, song ngữ: lựa chọn hàng đầu, vì bé con lai cần phải tốt cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Nhưng cũng sẽ quá tải nếu không đủ sức học hai chương trình.
(3) Trường quốc tế: mẹ đã đi ngắm và chọn trường quốc tế cho con từ khi 3 tuổi, nhưng vì mục đích (2) bên trên nên đã quyết định chọn 1 trường tư gần nhà.
Trước kia mình làm trong môi trường giáo dục nên mình tìm hiểu rất kỹ, có kiến thức, có thông tin nội bộ, và cũng rất cầu kỳ trong dạy con. Mình đọc sách cùng con từ hồi mấy tháng. Học Tiếng Anh, Tiếng Việt với con từ sớm.
Đi tìm trường thì lọc rất kỹ các lựa chọn, đến tận nơi thăm trường đến 5-7 lần, trò chuyện, hỏi han từ người quản lý đến giáo viên, nhân viên trong trường…
Ấy vậy mà vẫn chọn sai.
Khi bước vào lớp 1, tiếng Anh của bạn lại đi xa quá với mặt bằng chung. Còn Tiếng Việt của bạn lại quá tậm tịt. Cả 1 năm lớp 1 học online vì covid, con chống đối, ghét học, mẹ và con vần nhau khổ ơi là khổ.
Lựa chọn này sai vì mình lựa chọn theo mong muốn của cha mẹ, kì vọng con học tốt cả 2. Không “học tốt” thì cũng “biết” được cả 2 thứ để không bỏ lỡ tí nào (FOMO).
May mà mình vẫn duy trì homeschooling, vì thấy học lớp 1 trường tư Tiếng Anh mới chỉ học về từ đơn: cây cỏ , hoa lá, mùa xuân, mùa hè, động vật…. Còn bạn ấy đã đọc sách nhiều chữ, học rất nhiều kiến thức khoa học rồi. Về cơ bản, ngay chính trong lớp, trình độ của các bạn cũng rất chênh lệch, giáo viên phải kéo kiến thức dạy xuống bằng với các bạn thấp nhất (đây là điểm bất cập mà rất nhiều nhà homeschooling gặp phải). >> học tập thể thì không có chuyện cá nhân hoá.)
Sau 1 năm vất vả học dốt Tiếng Việt nhất trường, nhà mình quyết định rút lui và đưa con sang trường quốc tế (số (3) bên trên). May mà đi tìm trước, nhắm trước rồi, nên ưng ý 100% luôn.
Mình sẽ dành 1 bài riêng để khen trường này, vì mình rất ưng ý, đúng với giá trị mà gia đình theo đuổi. Đặc biệt 70% học sinh trong trường là học sinh quốc tế.
====
Nhưng bài này để nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc mình đã homeschooling cho hai bạn nhỏ.
Khi vào trường học hệ tương đương bản ngữ, rất nhiều bạn bị đuối ngôn ngữ. Các trường đều phải mở lớp “học thêm bổ sung tiếng Anh” để bù đắp thiếu hụt cho các con. Chưa kể đuối kiến thức học thuật do chương trình quốc tế học rất nhiều rất rộng, kiến thức đa dạng và ngôn ngữ khó. Học chuyên sâu 1 hệ bao giờ cũng có kiến thức sâu rộng hơn học song song 2 hệ. Vấn đề của đánh đổi thời gian thôi.
Việc homeschooling đã cứu rỗi bọn mình. Nhờ đó mà hai bạn vào học hoà nhập được luôn, vui vẻ, hạnh phúc, yêu cô, yêu bạn.
(Mình cũng rất thường xuyên gặp và theo sát việc dạy và tương tác với cô giáo. Chắc mỗi bà Mai cầu kỳ như thế ở cái trường này. Nên sau mình sẽ kể rất nhiều thứ “ưng ý” trong việc ứng xử, quản lý hành vi, và dẫn dắt trẻ con của cô giáo ở đây).
Khi vào trường học hệ tương đương bản ngữ, rất nhiều bạn bị đuối ngôn ngữ. Các trường đều phải mở lớp “học thêm bổ sung tiếng Anh” để bù đắp thiếu hụt cho các con. Chưa kể đuối kiến thức học thuật do chương trình quốc tế học rất nhiều rất rộng, kiến thức đa dạng và ngôn ngữ khó. Học chuyên sâu 1 hệ bao giờ cũng có kiến thức sâu rộng hơn học song song 2 hệ. Vấn đề của đánh đổi thời gian thôi.
Việc homeschooling đã cứu rỗi bọn mình. Nhờ đó mà hai bạn vào học hoà nhập được luôn, vui vẻ, hạnh phúc, yêu cô, yêu bạn.
(Mình cũng rất thường xuyên gặp và theo sát việc dạy và tương tác với cô giáo. Chắc mỗi bà Mai cầu kỳ như thế ở cái trường này. Nên sau mình sẽ kể rất nhiều thứ “ưng ý” trong việc ứng xử, quản lý hành vi, và dẫn dắt trẻ con của cô giáo ở đây).
Và mình vẫn tiếp tục homeschooling nhé. Không phải học quốc tế rồi là dừng.
Vì muốn cá nhân hoá, theo lộ trình và năng lực riêng của trẻ thì nhất định phải homeschooling (hoặc bỏ nhiều tiền thuê người làm hộ).
Và vì những dự tính tương lai khi con sang Châu Âu học trường làng (bằng ngôn ngữ bản địa, khi đó con sẽ bị chậm lại), thì vẫn cần duy trì học kiến thức đúng năng lực tiếp thu của con bằng Tiếng Anh.
Rất nhiều biến số khó giải, nhưng biết chắc chắn đích đến và con đường sẽ đi là một “liều thuốc yên tâm” rất lớn, để không mất phương hướng, và hoang mang đẽo cày giữa đường.
Mình đang tư vấn 1-1 cho nhiều gia đình vướng phải bài toán hai con đường song song này, nhiều lắm luôn. Trend nhưng mà rất vất vả cho trẻ con.
Vì muốn cá nhân hoá, theo lộ trình và năng lực riêng của trẻ thì nhất định phải homeschooling (hoặc bỏ nhiều tiền thuê người làm hộ).
Và vì những dự tính tương lai khi con sang Châu Âu học trường làng (bằng ngôn ngữ bản địa, khi đó con sẽ bị chậm lại), thì vẫn cần duy trì học kiến thức đúng năng lực tiếp thu của con bằng Tiếng Anh.
Rất nhiều biến số khó giải, nhưng biết chắc chắn đích đến và con đường sẽ đi là một “liều thuốc yên tâm” rất lớn, để không mất phương hướng, và hoang mang đẽo cày giữa đường.
Mình đang tư vấn 1-1 cho nhiều gia đình vướng phải bài toán hai con đường song song này, nhiều lắm luôn. Trend nhưng mà rất vất vả cho trẻ con.
====
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình
Viết bình luận
Bình luận