Khi còn học tiến sỹ ở Đại học Utah, một người mẹ ở Việt Nam liên lạc với mình nhờ đón con cô ấy, Alex (tên đã được đổi vì giữ tính riêng tư), ở sây bay sang nhập học. Trên đường về mình hỏi,
- Alex, tên tiếng Việt của em là gì?
- Dạ, là Lan (tên đã được đổi vì tính riêng tư)
- Sao em không sử dụng tên Lan mà dùng Alex?
Dạ, tại trường của em yêu cầu học sinh sử dụng tên tiếng Anh. (Cô bé tốt nghiệp phổ thông ở một trường “quốc tế” ở VN.)
Hai anh em chơi với nhau từ đó. Một lần đám bạn Việt Nam ở Utah tụ họp ăn chơi, một bạn cắt cớ hỏi Lan, giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ em thích ai hơn? Cô bé ngẫm nghĩ một lúc rồi nói, em thích Quang Trung hơn. Cả đám phá lên cười. Nhìn đám bạn cười như thế, cô bé quê rồi bẽn lẽn hỏi, bộ hai người đó là anh em hả? Không cần nói các bạn cũng tưởng tượng được phản ứng của cả hội rồi hen.
Sau khi một bạn giải thích cho Lan xong, bạn đó hỏi, thế giữa Quang Trung và Trần Hưng Đạo em thích ai hơn? Lan, lần này cảnh giác cao độ, hỏi, Quang Trung và Trần Hưng đạo có phải là một không? OK! Các bạn đừng cười cô bé. Mình đang nói đến một vấn đề rất nghiêm trọng.
Một người Việt Nam, học xong phổ thông ở Việt Nam, không biết tí gì về lịch sử Việt Nam. Lý do? Cô bé học ở trường “quốc tế” nên không học sử Việt. Cô bé cũng khá bối rối với các vấn đề văn hóa Việt Nam. Nói một cách khác, cô bé không giống người Việt Nam. Nếu một người Việt Nam mà không phải là người Việt Nam thì bạn có trở thành công dân quốc tế được không? Mình sẽ bàn về vấn đề này ở một bài khác. Bây giờ quay lại chủ đề trường phổ thông.
Nếu các trường “quốc tế” không dạy lịch sử và văn hóa Việt thì họ dạy văn hóa gì? Không có cái gọi là văn hóa quốc tế. Ở Mỹ còn đang xảy ra chiến tranh văn hóa. Cuộc chiến này khốc liệt đến độ rất nhiều người không dám trả lời câu hỏi “phụ nữ là gì?” vì trả lời kiểu gì cũng “sai” và khi bạn “sai” trong những chuyện này, hậu quả có thể là rất tàn khốc.
Tôi còn nhớ trong buổi chất vấn để quốc hội Mỹ chuẩn y cho một thẩm phán tòa án tối cao được tổng thống đề cử, bà thẩm phán không dám trả lời câu hỏi này từ một nghị sỹ. Có lẽ bạn không muốn con cháu mình lỡ thấm nhuần văn hóa của bên sẽ thua trong cuộc chiến văn hóa này. Bạn có biết các trường “quốc tế” ở VN đang dạy văn hóa gì không?
Nhiều người nhận định (sai) rằng các nước tiên tiến trên thế giới không có trường chuyên. Thật ra, rất nhiều nước giàu có kể cả Mỹ đều có các chương trình chuyên (gifted and talented education). Cái mà các nước này không có chính là các trường “quốc tế”. Không có cái gọi là chuẩn giáo dục quốc tế. Ngay cả chuẩn của nước Mỹ còn không có. Giáo dục phổ thông ở Mỹ rất khác nhau tùy vào học khu và tùy vào trường. Các giáo sư đại học ở Mỹ đều được học phương pháp để thích nghi với chuyện này. Rất bình thường nếu trong 1 lớp ở đại học Mỹ, một số sinh viên cái gì cũng biết, còn một số sinh viên thì không biết gì cả. Bạn có biết các trường “quốc tế” ở VN dạy chương trình nào không?
Mình đã và đang dạy đại học và sau đại học ở Việt Nam, 3 bang khác nhau ở Mỹ, vài chương trình của châu Âu. Mình tiếp xúc với rất nhiều du học sinh từ Việt Nam. Tuy mình không có thống kê cụ thể nhưng mình không thấy có dấu hiệu gì là các sinh viên tốt nghiệp các trường “quốc tế” hội nhập và học tốt hơn các sinh viên tốt nghiệp từ các trường khác ở Việt Nam.
Nếu có sự khác biệt thì các em học trường "quốc tế" được học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên ưu thế này không rõ ràng lắm vì Anh văn chỉ cần học đúng cách từ 3 đến 4 năm là đã sử dụng được trong các đại học ở Mỹ.
Vì vậy, nếu các bạn không có tiền cho con học ở các trường “quốc tế” thì cũng không có gì phải áy náy, các cháu cũng không có thiệt thòi gì lắm đâu. Nếu có chính là thiếu network bạn bè giàu có. Và bạn có thể trang bị cho con mình điều đó bằng cách cho con học trường chuyên. Trong đó network cũng rất tốt.
Khác với trường “quốc tế” với học phí trên trời (khoảng 700 triệu/năm) chỉ dành cho nhà giàu, học phí trường chuyên rất thấp (khoảng 6 triệu/năm) phù hợp với tất cả mọi người. Ngay cả phải học luyện thi thì chi phí cũng vừa phải với tầng lớp trung lưu. Đối với người nghèo thì vẫn có thể tự luyện thi để vào. Thời buổi Internet thì cái gì không có, nếu muốn học. Theo phản ánh của các bạn trong post trước thì các trường chuyên phía nam có lẽ rộng mở hơn cho người nghèo.
Nếu thi không đậu trường chuyên thì sao? Các trường công khác cũng là một chọn lựa tốt và rẻ. Mình thấy các học sinh học ở các trường phổ thông công ở VN vẫn qua Mỹ học tốt mà. Cũng không có gì phải áy náy.
Vậy nếu bạn có quá nhiều tiền, 700 triệu 1 năm là chuyện nhỏ thì sao? Giả sử mình có con đi học phổ thông ở VN và tiền bạc rủng rỉnh thì mình cũng không chọn trường “quốc tế”. Thay vào đó, mình sẽ dùng số tiền học phí đó, 700 triệu x 12 năm = 8.4 tỷ, cho con đầu tư và kinh doanh từ khi còn nhỏ với sự hướng dẫn của mình và một số bạn bè của mình. Lớn hơn chút sẽ đầu tư và kinh doanh ra một số nước khác. Nếu có mất thì coi như là học phí. Bảo đảm đứa nhỏ sẽ học được rất rất nhiều điều có giá trị thực tế mà không có trường nào có thể đào tạo được.
Ý mình là, điều quan trọng nhất trong giáo dục vẫn là từ gia đình và trong thực tiễn. Một số bạn bè mình ở Mỹ đã hoặc đang cân nhắc homeschool con của họ, tức là tự dạy con ở nhà mà không cho đến trường, mặc dù họ có khả năng cho con của họ vào bất cứ ngôi trường nào ở Mỹ. Tất nhiên để làm điều này, bạn phải biết rõ bạn đang làm gì và có thời gian làm điều đó, và có một network đủ tốt cho con mình có thể học (chứ homeschool mà ru rú ở nhà thì không hay lắm đâu).
Dù bạn cho con học ở trường nào, tương lai của con bạn vẫn phụ thuộc vào bạn nhiều nhất chứ không phải cái trường. Bạn phải nắm được những gì cái trường đó làm được, cái gì chưa được, và bạn phải bổ sung cho con những cái mà nhà trường không làm được. Đừng áy náy nếu con bạn không vào được những trường mơ ước. Hãy hành động để bổ sung cho con những gì các cháu sẽ cần trong tương lai mà nhà trường không cung cấp. Và không có trường nào cung cấp đủ hết những thứ các cháu cần đâu. Dù con học ở trường nào, nền giáo dục từ cha mẹ vẫn là quan trọng nhất.
Nguồn: Nga Ho Dac
---
Mai Mai - Founder @LifeMentor
Family Education Coach/ Mentor (Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình).
Nơi đây, bạn có thể tìm thấy thông tin khoa học, chính thống, có bản quyền về chủ đề nuôi dạy con từ 6-18 tuổi, với các hoạt động chính:
(1) Homeschooling: khai thác các chương trình homeschooling quốc tế, xây dựng lộ trình học tập hiệu quả dựa theo mục tiêu của mỗi trẻ/ mỗi gia đình, phương pháp tự học, đọc sách, x10 kiến thức bằng các tài liệu tham khảo nâng cao, kết nối các giáo viên và cơ hội tham gia cuộc thi quốc tế cho trẻ.
(2) Mentor lộ trình du học, giành học bổng, các cuộc thi trong nước và quốc tế. Làm dày bộ hồ sơ để chuẩn bị cho hành trình du học. Đặc biệt các cuộc thi kinh doanh và dự án xã hội (thiết kế, vận hành, quản lý dự án). Kinh nghiệm: 100% hướng dẫn học trò đi thi là có giải.
(3)Kỹ năng thế kỷ 21: Life Mentor cung cấp các khoá học mua bản quyền từ các tổ chức uy tín quốc tế, được bản địa hoá để phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam. Các khoá học xoay quanh mô hình 12 nhóm kỹ năng, tư duy quan trọng do OECD đề xuất. Hỗ trợ cha mẹ 80% trong việc cung cấp cho các con tư duy, kỹ năng, bộ phẩm chất, và các bài học quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.
(4) Kỹ năng coach dành cho cha mẹ: Mỗi cha mẹ đều có năng lực để trở thành một coach “siêu xịn” cho con. Life Mentor hướng dẫn cha mẹ các kỹ thuật coaching để kết nối sâu sắc và hiệu quả hơn với con, dẫn dắt và hỗ trợ con tốt hơn trong hành trình trưởng thành.
(5)Hướng nghiệp và chiến lược sự nghiệp: thông qua khoá học và kết nối với các Mentor có kinh nghiệm và đã thành công trong các lĩnh vực.
Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor như một di sản để lưu giữ những tri thức từ nhiều nguồn chính thống, khoa học trên thế giới, và đúc kết được từ nhiều Mentor xuất sắc.
Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê.
----
Liên hệ công việc: lifementor.vn@gmail.com
Website: https://lifementor.vn
Group FB https://www.facebook.com/groups/lifementor2021
Spotify https://spoti.fi/3zXawQT
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC7_rmsgL-OwgalsEoUwr9aA
Google podcast: https://bit.ly/3JGQcq9
TikTok: https://www.tiktok.com/@maimai_parenting
Các khoá học Life Mentor đang cung cấp: http://khoahoc.lifementor.vn
Viết bình luận
Bình luận