Tôi cũng đã có trải nghiệm và Nghiên cứu sâu qua trường công, trường tư, trường quốc tế thì ý kiến thế này:
1. Trường công và trường tư được thiết kế theo hai lộ trình phát triển khác nhau, hai kết quả đầu ra khác nhau. Khi nhấc một bạn trẻ con từ môi trường này sang môi trường kia, chắc chắn sẽ không khớp.
2. Chữ “học rất tốt” của hai hệ thống này được hiểu rất khác nhau. Trường công sẽ đánh giá ở kết quả cuối cùng tại mỗi chặng ngắn. Ví dụ điểm thi 15 phút, điểm thi một tiết, điểm thi cuối kỳ… Trường quốc tế sẽ đánh giá kết quả học tập ở chặng đường dài phía sau.
Trường tư / song ngữ ở giữa thì sẽ phải thực hiện cả hai kiểu đánh giá này.
Tụi trẻ con nhà mình học quốc tế, mình thấy tuần nào cũng có bài test. Nhưng đây là bài test nội bộ để biết được tiến bộ của con. Nếu kết quả chưa tốt cô giáo sẽ điều chỉnh cách dạy, hỗ trợ con tốt hơn. Có những tiết kèm ngoài giờ không tính phí. Nếu kết quả tốt, cô sẽ đưa sách hoặc tài liệu đọc nâng cao cho con. Mình hiểu rằng đây là một cách để giáo viên biết năng lực trẻ con và cá nhân hóa Việc dạy con.
Từ lớp 1 đến lớp 8 các con vẫn học và thi (nội bộ) nhưng điểm số không cần được ghi nhận. Từ lớp 9-12 điểm số mới được ghi nhận và lưu trữ mãi mãi ở bảng điểm, phục vụ cho bằng tốt nghiệp và nộp hồ sơ đại học.
3. “Thi vào cấp 3” (Được hiểu là mang tính cạnh tranh với số lượng suất có hạn) là mục tiêu của các bạn trường công. Còn hầu hết các bạn trường tư sẽ thuận lợi lên cấp ba nếu là trường liên cấp. Trường quốc tế sẽ hoạt động theo một cách rất khác. Trẻ con sẽ Tham gia một kỳ thi ở cuối chặng cấp hai (ví dụ Igcse). Những kỳ thi khác nhau, những con đường khác nhau, và cách đánh giá của mỗi kỳ thi rất khác nhau. Vì thế không thể so sánh 3 con đường này.
4. Nhận định của phụ huynh trong bài có vẻ chỉ tập trung vào phần học thuật và điểm số. Họ quên mất một phần quan trọng khác trong việc phát triển con người là tư duy, kỹ năng, mối quan hệ, sức khoẻ tâm lý, trải nghiệm thực hành, yếu tố hội nhập… Các yếu tố này cũng cần được đem ra cân nhắc khi quyết định chọn trường nào cho con.
=====
Life Mentor- Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình
1. Trường công và trường tư được thiết kế theo hai lộ trình phát triển khác nhau, hai kết quả đầu ra khác nhau. Khi nhấc một bạn trẻ con từ môi trường này sang môi trường kia, chắc chắn sẽ không khớp.
2. Chữ “học rất tốt” của hai hệ thống này được hiểu rất khác nhau. Trường công sẽ đánh giá ở kết quả cuối cùng tại mỗi chặng ngắn. Ví dụ điểm thi 15 phút, điểm thi một tiết, điểm thi cuối kỳ… Trường quốc tế sẽ đánh giá kết quả học tập ở chặng đường dài phía sau.
Trường tư / song ngữ ở giữa thì sẽ phải thực hiện cả hai kiểu đánh giá này.
Tụi trẻ con nhà mình học quốc tế, mình thấy tuần nào cũng có bài test. Nhưng đây là bài test nội bộ để biết được tiến bộ của con. Nếu kết quả chưa tốt cô giáo sẽ điều chỉnh cách dạy, hỗ trợ con tốt hơn. Có những tiết kèm ngoài giờ không tính phí. Nếu kết quả tốt, cô sẽ đưa sách hoặc tài liệu đọc nâng cao cho con. Mình hiểu rằng đây là một cách để giáo viên biết năng lực trẻ con và cá nhân hóa Việc dạy con.
Từ lớp 1 đến lớp 8 các con vẫn học và thi (nội bộ) nhưng điểm số không cần được ghi nhận. Từ lớp 9-12 điểm số mới được ghi nhận và lưu trữ mãi mãi ở bảng điểm, phục vụ cho bằng tốt nghiệp và nộp hồ sơ đại học.
3. “Thi vào cấp 3” (Được hiểu là mang tính cạnh tranh với số lượng suất có hạn) là mục tiêu của các bạn trường công. Còn hầu hết các bạn trường tư sẽ thuận lợi lên cấp ba nếu là trường liên cấp. Trường quốc tế sẽ hoạt động theo một cách rất khác. Trẻ con sẽ Tham gia một kỳ thi ở cuối chặng cấp hai (ví dụ Igcse). Những kỳ thi khác nhau, những con đường khác nhau, và cách đánh giá của mỗi kỳ thi rất khác nhau. Vì thế không thể so sánh 3 con đường này.
4. Nhận định của phụ huynh trong bài có vẻ chỉ tập trung vào phần học thuật và điểm số. Họ quên mất một phần quan trọng khác trong việc phát triển con người là tư duy, kỹ năng, mối quan hệ, sức khoẻ tâm lý, trải nghiệm thực hành, yếu tố hội nhập… Các yếu tố này cũng cần được đem ra cân nhắc khi quyết định chọn trường nào cho con.
=====
Life Mentor- Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình