Mình có nhiều mối quen biết với các trường, và các công ty giáo dục, mình hay được họ triệu hồi lên để hỏi ý kiến từ phía phụ huynh, người dùng dịch vụ.
Mình ở trong nghề quá lâu, lại hay loe mồm. Nếu họ chiều được phục vụ được một phụ huynh kỹ tính và tìm hiểu sâu như mình thì cũng sẽ làm hài lòng được hầu hết các phụ huynh khác thôi.
Hôm nay mình sẽ nói về insight của phụ huynh liên quan đến phần chi phí tại các trường và các trung tâm giáo dục, cụ thể là trường tư và trường quốc tế.
=======
1. Khi chọn trường tư, hoặc trường quốc tế, hầu hết các phụ huynh cũng xác định mức phí cao rồi. Thường từ 10 đến 80 triệu tháng.
2.Điều họ cần nhất là một kế hoạch tài chính dài hơi từ phía nhà trường. Hoặc ít nhất nhà trường cũng cần dự kiến tăng học phí mỗi năm bao nhiêu % (Ví dụ 5%). Rất nhiều trường đưa thông tin mập mờ, hoặc không đưa tổng thể, mà chỉ cung cấp thông tin của năm hiện tại, hoặc là một lát cắt nhỏ của học phí trong giai đoạn này thôi. Điều này khiến phụ huynh rất khổ sở phải tự đi tìm thông tin thêm. Họ mong muốn có thông tin đầy đủ và lộ trình rõ ràng để họ chuẩn bị. Họ không muốn phải mất thời gian làm toán.
3. Ngoài học phí, nhiều trường có thêm các chi phí khác như phí nhập học, phí phát triển trường, phí mua phần mềm học tập, phí sử dụng máy tính, chi phí mua vật liệu để làm thí nghiệm, phí mua nguyên liệu học vẽ, nấu ăn, tiền ăn, xe đưa đón, đồng phục, Ba lô, túi ngủ, đồ tập thể dục, sách giáo khoa, du lịch, dã ngoại, thậm chí phải dùng vở có bìa nhãn mác riêng của trường…
Các chi phí này nếu được quyền lựa chọn không mua thì đã tốt. Rất nhiều trường bắt buộc phải mua khiến cho tổng chi phí lớn hơn rất nhiều.
Vấn đề là, các gia đình có điều kiện họ chi tiêu rất thông minh. Họ không thích bị ép buộc trong tình thế phải chi cho những thứ họ không muốn, với giá cao hơn bình thường rất nhiều.
Đôi khi chính vì những chuyện con con này mà họ bực mình không gửi con vào trường.
4. Những khoản ngoài học phí này đôi khi được ẩn nấp ở nhiều nơi khác nhau trên website hoặc tài liệu gửi cho phụ huynh.
Phụ huynh muốn biết con số thực tế thường phải ngồi làm toán. Họ phải lùng sục nhặt nhạnh ở khắp nơi mới tìm ra con số tổng. Điều này gây khó chịu kinh khủng.
Các trường tưởng rằng chỉ nhắc đến học phí, khiến người phụ huynh cảm thấy mức học phí dễ chịu. Đừng quên các phụ huynh đều là dân kinh doanh, hoặc chức vụ cao, họ nhiều tiền chứ đâu có dốt.
5. Giáo dục tư, quốc tế tại Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung đang ở giai đoạn cực thịnh. Và sẽ còn có xu hướng thịnh vượng hơn nữa.
Lý do:
Phụ huynh sẽ vẫn tiếp tục sẵn sàng gửi con vào trường tư nếu trường đáp ứng được mong đợi của gia đình họ.
Tuy nhiên trường tư và trường quốc tế đang ngày càng quá đắt đỏ, dần dần thể hiện sự thiếu tương xứng với chất lượng.
6. Phụ huynh đang tìm đến những lựa chọn khác xứng đáng hơn với số tiền họ bỏ ra. Có thể là Homeschooling, boarding school (Trường nội trú, du học từ phổ thông), học trường bình thường rẻ rẻ để còn có chỗ giao lưu kết bạn nhưng đầu tư mạnh vào học thêm chương trình quốc tế….
Tất cả là vì chi phí tại trường tư, quốc tế đang không xứng đáng với giá trị.
7. Tâm lý “sẵn sàng chi tiền” nhưng cũng rất thực dụng
Họ không dễ bị hoa mắt bởi quảng cáo. Các trường có thể có cơ sở vật chất hoành tráng, phòng học long lanh, rất nhiều mỹ từ như: lấy học sinh làm trung tâm, công dân toàn cầu, lớp học tầm vũ trụ.… Không dễ làm họ động lòng.
Đừng quên, rất nhiều trong số những phụ huynh này đã từng du học, hoặc làm việc trong các môi trường quốc tế. Họ hiểu bản chất như thế nào mới là giáo dục thực chất tập trung vào phát triển con người.
8.Họ so sánh và nhạy cảm với từng đồng bỏ ra. Họ thường tìm kiếm bằng chứng cụ thể (kết quả học tập của học sinh cũ, tỷ lệ du học thành công, chứng chỉ quốc tế) để thuyết phục bản thân rằng chi phí cao là hợp lý.
9. Tâm lý kỳ vọng cao tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra. Với số tiền bỏ ra 100-800 triệu/năm, họ mong đợi những giá trị tương xứng như sau:
Và những thứ sau đây mà hầu hết các trường đều đã bắt đầu đáp ứng được:
10. Chi phí càng cao, phụ huynh càng khắt khe với kết quả đầu ra. Họ sẵn sàng chấp nhận mức phí “đắt đỏ” nhưng không chấp nhận chất lượng “nửa vời”. Điều này dẫn đến xu hướng tham khảo ý kiến từ các phụ huynh khác, xem xét đánh giá trên mạng, hoặc yêu cầu thử học trước khi cam kết lâu dài. Thật không sai khi nói rằng việc thuyết phục phụ huynh vào trường còn khó khăn hơn cả bán hàng B2B.
11. Nhạy bén với chính sách tài chính.
Có nhiều chính sách tài chính mà nhà trường đưa ra như:
Nhiều gia đình có năng lực tài chính tận dụng những chính sách này và đóng cả năm, thậm chí nhiều năm.
Mình ở trong nghề quá lâu, lại hay loe mồm. Nếu họ chiều được phục vụ được một phụ huynh kỹ tính và tìm hiểu sâu như mình thì cũng sẽ làm hài lòng được hầu hết các phụ huynh khác thôi.
Hôm nay mình sẽ nói về insight của phụ huynh liên quan đến phần chi phí tại các trường và các trung tâm giáo dục, cụ thể là trường tư và trường quốc tế.
=======
1. Khi chọn trường tư, hoặc trường quốc tế, hầu hết các phụ huynh cũng xác định mức phí cao rồi. Thường từ 10 đến 80 triệu tháng.
2.Điều họ cần nhất là một kế hoạch tài chính dài hơi từ phía nhà trường. Hoặc ít nhất nhà trường cũng cần dự kiến tăng học phí mỗi năm bao nhiêu % (Ví dụ 5%). Rất nhiều trường đưa thông tin mập mờ, hoặc không đưa tổng thể, mà chỉ cung cấp thông tin của năm hiện tại, hoặc là một lát cắt nhỏ của học phí trong giai đoạn này thôi. Điều này khiến phụ huynh rất khổ sở phải tự đi tìm thông tin thêm. Họ mong muốn có thông tin đầy đủ và lộ trình rõ ràng để họ chuẩn bị. Họ không muốn phải mất thời gian làm toán.
3. Ngoài học phí, nhiều trường có thêm các chi phí khác như phí nhập học, phí phát triển trường, phí mua phần mềm học tập, phí sử dụng máy tính, chi phí mua vật liệu để làm thí nghiệm, phí mua nguyên liệu học vẽ, nấu ăn, tiền ăn, xe đưa đón, đồng phục, Ba lô, túi ngủ, đồ tập thể dục, sách giáo khoa, du lịch, dã ngoại, thậm chí phải dùng vở có bìa nhãn mác riêng của trường…
Các chi phí này nếu được quyền lựa chọn không mua thì đã tốt. Rất nhiều trường bắt buộc phải mua khiến cho tổng chi phí lớn hơn rất nhiều.
Vấn đề là, các gia đình có điều kiện họ chi tiêu rất thông minh. Họ không thích bị ép buộc trong tình thế phải chi cho những thứ họ không muốn, với giá cao hơn bình thường rất nhiều.
Đôi khi chính vì những chuyện con con này mà họ bực mình không gửi con vào trường.
4. Những khoản ngoài học phí này đôi khi được ẩn nấp ở nhiều nơi khác nhau trên website hoặc tài liệu gửi cho phụ huynh.
Phụ huynh muốn biết con số thực tế thường phải ngồi làm toán. Họ phải lùng sục nhặt nhạnh ở khắp nơi mới tìm ra con số tổng. Điều này gây khó chịu kinh khủng.
Các trường tưởng rằng chỉ nhắc đến học phí, khiến người phụ huynh cảm thấy mức học phí dễ chịu. Đừng quên các phụ huynh đều là dân kinh doanh, hoặc chức vụ cao, họ nhiều tiền chứ đâu có dốt.
5. Giáo dục tư, quốc tế tại Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung đang ở giai đoạn cực thịnh. Và sẽ còn có xu hướng thịnh vượng hơn nữa.
Lý do:
- Giáo dục truyền thống đang gây thất vọng
- Số lượng trường công đang thiếu ở mức khủng hoảng, việc cạnh tranh vào các trường công chất lượng cao vô cùng khắc nghiệt
Phụ huynh sẽ vẫn tiếp tục sẵn sàng gửi con vào trường tư nếu trường đáp ứng được mong đợi của gia đình họ.
Tuy nhiên trường tư và trường quốc tế đang ngày càng quá đắt đỏ, dần dần thể hiện sự thiếu tương xứng với chất lượng.
6. Phụ huynh đang tìm đến những lựa chọn khác xứng đáng hơn với số tiền họ bỏ ra. Có thể là Homeschooling, boarding school (Trường nội trú, du học từ phổ thông), học trường bình thường rẻ rẻ để còn có chỗ giao lưu kết bạn nhưng đầu tư mạnh vào học thêm chương trình quốc tế….
Tất cả là vì chi phí tại trường tư, quốc tế đang không xứng đáng với giá trị.
7. Tâm lý “sẵn sàng chi tiền” nhưng cũng rất thực dụng
Họ không dễ bị hoa mắt bởi quảng cáo. Các trường có thể có cơ sở vật chất hoành tráng, phòng học long lanh, rất nhiều mỹ từ như: lấy học sinh làm trung tâm, công dân toàn cầu, lớp học tầm vũ trụ.… Không dễ làm họ động lòng.
Đừng quên, rất nhiều trong số những phụ huynh này đã từng du học, hoặc làm việc trong các môi trường quốc tế. Họ hiểu bản chất như thế nào mới là giáo dục thực chất tập trung vào phát triển con người.
8.Họ so sánh và nhạy cảm với từng đồng bỏ ra. Họ thường tìm kiếm bằng chứng cụ thể (kết quả học tập của học sinh cũ, tỷ lệ du học thành công, chứng chỉ quốc tế) để thuyết phục bản thân rằng chi phí cao là hợp lý.
9. Tâm lý kỳ vọng cao tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra. Với số tiền bỏ ra 100-800 triệu/năm, họ mong đợi những giá trị tương xứng như sau:
- Ngôn ngữ tiếng Anh tiệm cận bản xứ
- Tư duy và kỹ năng sống tương đương với các nước văn minh hàng đầu
- Lộ trình thuận lợi vào các trường đại học quốc tế (Có liên kết hoặc ưu tiên, miễn Ielts hoặc SAT…). Điều này đòi hỏi trường phổ thông phải rất mạnh, có mối quan hệ hợp tác hoặc uy tín với nhiều trường đại học trên thế giới.
- Cộng đồng phụ huynh và học sinh tương đương. Họ bỏ tiền ra để mua môi trường cho con chứ không phải chỉ để có bằng cấp và học tiếng anh. Môi trường xã hội bao gồm: giáo viên, bạn bè, và cả cộng đồng phụ huynh mà họ giao lưu hằng ngày.
Và những thứ sau đây mà hầu hết các trường đều đã bắt đầu đáp ứng được:
- Bằng cấp, chương trình giáo dục chuẩn quốc tế (IB, Cambridge, IGCSE, OSSD…)
- Các chương trình ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật, câu lạc bộ…. đã được tích hợp hết trong nhà trường. Để họ không phải tìm kiếm ở bên ngoài nữa.
10. Chi phí càng cao, phụ huynh càng khắt khe với kết quả đầu ra. Họ sẵn sàng chấp nhận mức phí “đắt đỏ” nhưng không chấp nhận chất lượng “nửa vời”. Điều này dẫn đến xu hướng tham khảo ý kiến từ các phụ huynh khác, xem xét đánh giá trên mạng, hoặc yêu cầu thử học trước khi cam kết lâu dài. Thật không sai khi nói rằng việc thuyết phục phụ huynh vào trường còn khó khăn hơn cả bán hàng B2B.
11. Nhạy bén với chính sách tài chính.
Có nhiều chính sách tài chính mà nhà trường đưa ra như:
- - Giảm giá % khi đóng cả năm
- - Giảm chi phí khi học sinh có thành tích xuất sắc
- - Giảm chi phí cho anh em ruột học cùng trường
- - Giảm % khi đóng sớm...
Nhiều gia đình có năng lực tài chính tận dụng những chính sách này và đóng cả năm, thậm chí nhiều năm.
Kết luận
Nhóm phụ huynh này có mức sống cao, tư duy hiện đại và rất kỹ tính khi chọn trường cho con. Họ không chỉ quan tâm đến học phí mà còn cân nhắc đến môi trường giáo dục, phương pháp giảng dạy, cơ hội phát triển toàn diện của con, sức khỏe tinh thần và cả tương lai du học. Họ có xu hướng đầu tư rất mạnh tay, nhưng cũng sẵn sàng thay đổi nếu thấy giá trị không tương xứng.
=====
Life Mentor- Tư vấn giáo dục từ gia đình
Nhóm phụ huynh này có mức sống cao, tư duy hiện đại và rất kỹ tính khi chọn trường cho con. Họ không chỉ quan tâm đến học phí mà còn cân nhắc đến môi trường giáo dục, phương pháp giảng dạy, cơ hội phát triển toàn diện của con, sức khỏe tinh thần và cả tương lai du học. Họ có xu hướng đầu tư rất mạnh tay, nhưng cũng sẵn sàng thay đổi nếu thấy giá trị không tương xứng.
=====
Life Mentor- Tư vấn giáo dục từ gia đình