Mình có một cô em, ví dụ tên là Hà, đi dạy học Tiếng Anh ở một trung tâm nọ. Một hôm, Hà gặp tình huống oái oăm.
Hà dạy một lớp cho học sinh cấp 1. Các bạn trong lớp đều lấy tờ bài tập hôm trước ra để chữa, riêng 1 bạn không có. Hà đã hỏi kỹ: “Con có mang bài tập của hôm trước không”
Bé nói: Con không mang đi.
Đến giữa buổi, cô Hà lại hỏi kỹ lại: “Con có chắc không? Con mang theo bài tập không?”
Bé nói: Con không mang bài tập.
Tất nhiên cô đã đưa cho bạn nhỏ tờ bài tập mới để làm. Nhưng đến cuối buổi, cô Hà lại hỏi 1 lần nữa về tờ bài tập, để chắc chắn 1 lần cuối trước khi ghi vào tờ đánh giá (theo quy định của trung tâm).
Cuối cùng cô Hà đã phải ghi vào phiếu (để báo cáo phụ huynh) “Con không mang theo bài tập về nhà”.
======
Câu chuyện sẽ bé tí nếu như chỉ dừng ở đây. Nhưng chuyện phải to đùng chứ. To thì mới kể, chứ bé thì kể mất công.
Mẹ của học sinh gọi điện lên trung tâm phàn nàn, mắng tả tơi cô Hà. “Làm dịch vụ giáo dục mà vô trách nhiệm. Dạy học mà không sát sao. Chị đã cùng soạn với con bài tập. Rồi cho vào Balô rồi. Làm sao lại nói là con không mang bài tập?”
Cô Hà bị oan, suýt khóc. Cô Hà được mấy chị ở trung tâm bảo “Lần sau, con nói không mang theo, em cứ lục cặp của con kiểm tra.”
Cô Hà thấy sai sai. Cô Hà muốn tôn trọng đồ đạc riêng tư của trẻ con. Dù sao trẻ con cũng lớp 4-5 rồi, không thể lục cặp thế được.
Thế là cô Hà kể với cô Mai về ấm ức này, và hỏi nên lục cặp học sinh không?
======
À, đến đoạn này thì có nhiều chuyện nghiêm trọng thú vị để nói rồi đây.
Tôi nhận thấy vấn đề to nhất của giáo dục VN là giáo viên và phụ huynh không có khả năng giao tiếp hoà thuận với nhau (kể cả dạy thêm như cô Hà, hay chính khoá ở trường).
Phụ huynh thì đôi khi không tin giáo viên, đôi khi không tin con mình. Họ đôi khi bắt nạt giáo viên (nếu là trung tâm, giáo viên trẻ tuổi, hoặc trường tư). Nhưng đôi khi họ lại e dè nể sợ giáo viên, không dám nói những điều bức xúc, không dám hỏi những điều thắc mắc (nếu gặp cô giáo “cứng” hoặc ở trường công). Họ quẩn quanh không giao tiếp được với giáo viên và họ hay lên mạng hỏi cách giải cứu tình huống.
Giáo viên thì không có bộ tiêu chuẩn ứng xử, do nhà trường hoặc cơ quan chủ quản của trường không hướng dẫn, không đào tạo. Giáo viên hành động theo ý mình và cho rằng như thế là tốt nhất rồi. Đôi khi họ quá sợ phụ huynh, hoặc họ quá “bề trên” với phụ huynh.
=====
Để tôi kể các bạn nghe, các trường quốc tế họ làm thế nào trong những tình huống thế này nhé.
“Chị ơi, con nói là không mang bài tập, em sẽ ghi vào phiếu là con không mang bài tập. Em gọi để hỏi chị thông tin, và cập nhật để chị nắm tình hình.”
“Ấy ấy cô ơi, con có mang bài tập đó, chị có cùng con làm bài tập và để trong cặp mà.”
“Vâng. Con nói là không mang theo. Vậy em xin phép là mở cặp của con để lấy nhé.”
“Vâng, cô cứ kiểm tra trong cặp đó cô”.
Sau đó, cô chỉ cần nói với con “Con tự mở để lấy bài tập nhé. Hay cô giúp con kiểm tra?”
Bạn có cho rằng pha xử lý quá cồng kềnh? Tụi Tây lằng nhà lằng nhằng. Có mỗi tờ giấy bài tập mà phải gọi điện phiền hà. Có mỗi việc cỏn con mà phải hướng dẫn tốn thời gian.
======
Nhưng cũng chính những việc nhỏ tí cỏn con có thể gây ra những hiểu lầm lớn, khiến họ bị lên báo, lên mạng xã hội, đánh mất học sinh, mất đi uy tín. Làm dịch vụ về con người, họ có lý do để cồng kềnh.
Tất cả những mắng mỏ, bóc phốt…sẽ không tồn tại nếu như con người biết cách giao tiếp với nhau.
=======
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình
Hà dạy một lớp cho học sinh cấp 1. Các bạn trong lớp đều lấy tờ bài tập hôm trước ra để chữa, riêng 1 bạn không có. Hà đã hỏi kỹ: “Con có mang bài tập của hôm trước không”
Bé nói: Con không mang đi.
Đến giữa buổi, cô Hà lại hỏi kỹ lại: “Con có chắc không? Con mang theo bài tập không?”
Bé nói: Con không mang bài tập.
Tất nhiên cô đã đưa cho bạn nhỏ tờ bài tập mới để làm. Nhưng đến cuối buổi, cô Hà lại hỏi 1 lần nữa về tờ bài tập, để chắc chắn 1 lần cuối trước khi ghi vào tờ đánh giá (theo quy định của trung tâm).
Cuối cùng cô Hà đã phải ghi vào phiếu (để báo cáo phụ huynh) “Con không mang theo bài tập về nhà”.
======
Câu chuyện sẽ bé tí nếu như chỉ dừng ở đây. Nhưng chuyện phải to đùng chứ. To thì mới kể, chứ bé thì kể mất công.
Mẹ của học sinh gọi điện lên trung tâm phàn nàn, mắng tả tơi cô Hà. “Làm dịch vụ giáo dục mà vô trách nhiệm. Dạy học mà không sát sao. Chị đã cùng soạn với con bài tập. Rồi cho vào Balô rồi. Làm sao lại nói là con không mang bài tập?”
Cô Hà bị oan, suýt khóc. Cô Hà được mấy chị ở trung tâm bảo “Lần sau, con nói không mang theo, em cứ lục cặp của con kiểm tra.”
Cô Hà thấy sai sai. Cô Hà muốn tôn trọng đồ đạc riêng tư của trẻ con. Dù sao trẻ con cũng lớp 4-5 rồi, không thể lục cặp thế được.
Thế là cô Hà kể với cô Mai về ấm ức này, và hỏi nên lục cặp học sinh không?
======
À, đến đoạn này thì có nhiều chuyện nghiêm trọng thú vị để nói rồi đây.
Tôi nhận thấy vấn đề to nhất của giáo dục VN là giáo viên và phụ huynh không có khả năng giao tiếp hoà thuận với nhau (kể cả dạy thêm như cô Hà, hay chính khoá ở trường).
Phụ huynh thì đôi khi không tin giáo viên, đôi khi không tin con mình. Họ đôi khi bắt nạt giáo viên (nếu là trung tâm, giáo viên trẻ tuổi, hoặc trường tư). Nhưng đôi khi họ lại e dè nể sợ giáo viên, không dám nói những điều bức xúc, không dám hỏi những điều thắc mắc (nếu gặp cô giáo “cứng” hoặc ở trường công). Họ quẩn quanh không giao tiếp được với giáo viên và họ hay lên mạng hỏi cách giải cứu tình huống.
Giáo viên thì không có bộ tiêu chuẩn ứng xử, do nhà trường hoặc cơ quan chủ quản của trường không hướng dẫn, không đào tạo. Giáo viên hành động theo ý mình và cho rằng như thế là tốt nhất rồi. Đôi khi họ quá sợ phụ huynh, hoặc họ quá “bề trên” với phụ huynh.
=====
Để tôi kể các bạn nghe, các trường quốc tế họ làm thế nào trong những tình huống thế này nhé.
- Nhà trường có bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn đến tận từng hành vi, giáo viên + nhân viên nhà trường đều được đào tạo, vượt qua kiểm tra mới được làm việc.
- Khi xảy ra tình huống, họ ưu tiên bảo vệ học sinh. Dù học sinh đó đúng hay sai, họ đều bảo vệ sự an toàn, danh dự học sinh trước.
- Nếu gặp tình huống khó như trên, cô Hà sẽ có các quy tắc ứng xử hướng dẫn rồi. Nếu tình huống không có tiền lệ, cô Hà sẽ hỏi cấp trên chứ không tự hành động. Thường thì cấp trên sẽ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành động đó.
- Đa phần thì các giáo viên sẽ không lục cặp của học sinh. Nếu có, họ sẽ xin phép học sinh. Họ được đào tạo về tôn trọng quyền riêng tư và tiếng nói của học sinh rồi.
- Có thể tại thời điểm đó, họ (hoặc nhân viên nhà trường) sẽ gọi điện về cho phụ huynh
“Chị ơi, con nói là không mang bài tập, em sẽ ghi vào phiếu là con không mang bài tập. Em gọi để hỏi chị thông tin, và cập nhật để chị nắm tình hình.”
“Ấy ấy cô ơi, con có mang bài tập đó, chị có cùng con làm bài tập và để trong cặp mà.”
“Vâng. Con nói là không mang theo. Vậy em xin phép là mở cặp của con để lấy nhé.”
“Vâng, cô cứ kiểm tra trong cặp đó cô”.
Sau đó, cô chỉ cần nói với con “Con tự mở để lấy bài tập nhé. Hay cô giúp con kiểm tra?”
Bạn có cho rằng pha xử lý quá cồng kềnh? Tụi Tây lằng nhà lằng nhằng. Có mỗi tờ giấy bài tập mà phải gọi điện phiền hà. Có mỗi việc cỏn con mà phải hướng dẫn tốn thời gian.
======
Nhưng cũng chính những việc nhỏ tí cỏn con có thể gây ra những hiểu lầm lớn, khiến họ bị lên báo, lên mạng xã hội, đánh mất học sinh, mất đi uy tín. Làm dịch vụ về con người, họ có lý do để cồng kềnh.
Tất cả những mắng mỏ, bóc phốt…sẽ không tồn tại nếu như con người biết cách giao tiếp với nhau.
=======
Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình