Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè (P5)

Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè (P5)

TÓM TẮT SÁCH: HOLD ON YOUR KIDS - WHY PARENTS NEED TO MATTER THAN PEERS 
(Tạm dịch: Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè)
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)

—--
Phần 5: Regain control and win over the kids - Giành lại sức ảnh hưởng và niềm tin của con

1. Để đạt được việc nuôi dạy con hiệu quả, cha mẹ phải hiểu rằng sức mạnh thực sự của cha mẹ không đến từ kỹ thuật nuôi dạy con cái mà đến từ mối liên kết tình cảm giữa mình với con. 

2. Trẻ em không hiểu được ý định của cha mẹ, cho dù có chân thành đến đâu. Con trải nghiệm những gì chúng ta thể hiện trong giọng điệu và hành vi.

3. Đây là ba thành phần thiết yếu giúp việc nuôi dạy con cái có hiệu quả:
• Một đứa trẻ phụ thuộc cần được chăm sóc
• Người lớn chịu trách nhiệm về đứa trẻ đó
• Một sự gắn bó hiệu quả kết nối cả hai
Yếu tố thứ ba rất quan trọng đối với cả cha mẹ và con. Nó kích hoạt bản năng chăm sóc ở người lớn, khuyến khích mong muốn tìm kiếm sự chấp thuận của trẻ em và thúc đẩy hành vi tích cực mà không cần thao túng liên tục. 

4. Sự gắn bó của trẻ với cha mẹ sẽ trở thành nền tảng cơ bản, khiến trẻ sẵn sàng lắng nghe, học hỏi và tương tác với sự hướng dẫn của cha mẹ.

5. Cha mẹ thường cảm thấy bất lực khi con cái chống cự, không vâng lời hoặc tỏ ra thiếu tôn trọng quyền của mình. Tuy nhiên, bí quyết để nuôi dạy con cái hiệu quả nằm ở việc hiểu được đứa trẻ phụ thuộc vào sự hướng dẫn, hỗ trợ và chăm sóc của cha mẹ đến mức nào.

6. Sự định hướng ngang hàng (bạn bè) khiến cho trẻ không thể tìm kiếm sự giúp đỡ, và dẫn dắt có kinh nghiệm. Cha mẹ cần nỗ lực để giữ được vị thế này. Trẻ em không cần một người lớn để chơi đùa, quậy nghịch, nói bậy cùng, xưng cậu - tớ, hay làm những trò điên rồ cùng nếu như con có bạn làm điều đó. Con trẻ cần cha mẹ ở vị trí của cha mẹ, hướng dẫn, giúp đỡ, gỡ rối…dựa vào kinh nghiệm và năng lực người lớn của họ. Dưới đây là một số cách để thực hiện: 
• Tạo một môi trường an toàn nơi con có thể bày tỏ nhu cầu và cảm xúc của mình.
• Khuyến khích con tìm đến mình khi gặp khó khăn, và xây dựng các mối quan hệ an toàn và lành mạnh để con có thể dựa vào. 
• Tránh áp đặt những nhu cầu chưa được giải quyết của cha mẹ lên trẻ.

7. Cha mẹ có thể gặp phải sự phản kháng của trẻ nếu họ không thể thiết lập một mối liên kết an toàn. Trong khi sự phản kháng (thông thường) có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tính độc lập và tự chủ, thì sự phản kháng do những gắn bó không lành mạnh với bạn bè đồng trang lứa có thể dẫn đến sự nổi loạn và con hành động theo các chuẩn mực không phù hợp. Thay vì phải lôi kéo, đấu tranh, mắng mỏ, cấm đoán trẻ, cha mẹ nên ưu tiên nuôi dưỡng sự gắn bó bền chặt và lành mạnh.
(còn tiếp)
----
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận