Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè (P3)
- Người viết: Life Mentor lúc
- Điểm sách
- - 0 Bình luận
TÓM TẮT SÁCH: HOLD ON YOUR KIDS - WHY PARENTS NEED TO MATTER THAN PEERS
(Tạm dịch: Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè)
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
—--
Phần 3: Why is it so hard to raise kids now - Tại sao nuôi con thời nay khó thế
-----
1. Không phải lỗi ở trẻ em hay cha mẹ đã thay đổi. Tất cả đều bắt đầu từ sự thay đổi văn hóa. Ngày nay, các nền văn hóa không còn nuôi dưỡng các mối quan hệ gia đình tự nhiên nữa, tạo ra nhiều khoảng cách giữa các thế hệ. Kết quả là mọi người thiếu đi sự kết nối sâu sắc và có ý nghĩa hơn với nhau.
2. Cách đây 30-40 năm, cả gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ đi làm, người còn lại ở nhà chăm sóc con cái và gia đình. Ngày nay, áp lực kinh tế ảnh hưởng đến các gia đình khiến cho bức tranh đã rất khác. Khi cả cha và mẹ phải tìm việc làm trong khi những đứa con nhỏ vẫn cần sự hiện diện thường xuyên của cha mẹ. Đồng thời, các dịch vụ chăm sóc trẻ với kinh phí ngày càng cao. Điều đó khiến cha mẹ chỉ trở nên phụ thuộc vào các dịch vụ chăm sóc và nuôi dạy con cái.
3. Thiếu sự quan tâm cần thiết, trẻ em được đưa vào các trường học quá đông đúc, sau đó là các lớp học thêm hoặc hoạt động ngoại khoá. Giáo viên trở nên quá tải, vì họ có rất nhiều việc phải làm. Giáo viên ít khi có cơ hội kết nối với từng đứa trẻ theo kiểu cá nhân 1-1. Do đó, trẻ em có xu hướng hình thành mối quan hệ gắn bó với bạn bè đồng trang lứa, gạt bỏ mối quan hệ với người lớn. Ngày nay, một đại gia đình lớn cũng rất hiếm có thói quen truyền thống trong bữa ăn gia đình, các hoạt động trò chuyện và đọc sách đã trở nên dần vắng bóng.
4. Đô thị hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm các mối liên kết truyền thống dần mong manh hơn. Nhiều người không còn sống ở những cộng đồng nhỏ, nơi mọi người đều biết hàng xóm của mình và có thể dựa vào những mối quan hệ này. Bác sĩ gia đình, người bán hàng đầu ngõ hoặc nghệ nhân - tất cả những vai trò này đã được thay thế bởi các hoạt động kinh doanh lớn, trên mạng Internet, và thường không gắn bó với những cộng đồng sống trong khu vực lân cận. Nhiều gia đình ngày càng tách rời khỏi các hoạt động và tổ chức địa phương, nên trẻ em cũng mất đi mối quan hệ mở rộng.
5. Tất cả những thay đổi này gây áp lực đáng kể cho cả gia đình. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng khiến con cái có tâm lý xa cách với cha hoặc mẹ. Khi khoảng cách với cha mẹ ngày càng xa, theo thống kê, trẻ em gặp khó khăn hơn ở trường, gây hấn và có nhiều vấn đề về hành vi.
6. Trẻ em cũng thích nghi nhanh hơn nhiều với những thay đổi văn hóa hiện đại, khiến cha mẹ khó có thể theo dõi được. Bước nhảy vọt về công nghệ đã đào sâu thêm khoảng trống, tạo ra hình thức kết nối online luôn mới. Trẻ em gần hơn với thế giới kỹ thuật số, khiến trẻ em xa dần các mối quan hệ trong thế giới thực.
7. Bạn có biết không? Các mối quan hệ thực, gắn bó là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc. Trẻ em, và cả người lớn nữa, cần cộng đồng mở rộng, nơi mọi người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau về tinh thần. Ở đó, mọi người lớn đều cảm thấy vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ em và nâng đỡ các thế hệ tiếp theo.
(Còn tiếp)
----
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
(Tạm dịch: Giữ chặt tay con - Tại sao cha mẹ lại quan trọng hơn bạn bè)
—--
(Dự án tóm tắt 101 cuốn sách làm cha mẹ trên thế giới)
—--
Phần 3: Why is it so hard to raise kids now - Tại sao nuôi con thời nay khó thế
-----
1. Không phải lỗi ở trẻ em hay cha mẹ đã thay đổi. Tất cả đều bắt đầu từ sự thay đổi văn hóa. Ngày nay, các nền văn hóa không còn nuôi dưỡng các mối quan hệ gia đình tự nhiên nữa, tạo ra nhiều khoảng cách giữa các thế hệ. Kết quả là mọi người thiếu đi sự kết nối sâu sắc và có ý nghĩa hơn với nhau.
2. Cách đây 30-40 năm, cả gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ đi làm, người còn lại ở nhà chăm sóc con cái và gia đình. Ngày nay, áp lực kinh tế ảnh hưởng đến các gia đình khiến cho bức tranh đã rất khác. Khi cả cha và mẹ phải tìm việc làm trong khi những đứa con nhỏ vẫn cần sự hiện diện thường xuyên của cha mẹ. Đồng thời, các dịch vụ chăm sóc trẻ với kinh phí ngày càng cao. Điều đó khiến cha mẹ chỉ trở nên phụ thuộc vào các dịch vụ chăm sóc và nuôi dạy con cái.
3. Thiếu sự quan tâm cần thiết, trẻ em được đưa vào các trường học quá đông đúc, sau đó là các lớp học thêm hoặc hoạt động ngoại khoá. Giáo viên trở nên quá tải, vì họ có rất nhiều việc phải làm. Giáo viên ít khi có cơ hội kết nối với từng đứa trẻ theo kiểu cá nhân 1-1. Do đó, trẻ em có xu hướng hình thành mối quan hệ gắn bó với bạn bè đồng trang lứa, gạt bỏ mối quan hệ với người lớn. Ngày nay, một đại gia đình lớn cũng rất hiếm có thói quen truyền thống trong bữa ăn gia đình, các hoạt động trò chuyện và đọc sách đã trở nên dần vắng bóng.
4. Đô thị hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm các mối liên kết truyền thống dần mong manh hơn. Nhiều người không còn sống ở những cộng đồng nhỏ, nơi mọi người đều biết hàng xóm của mình và có thể dựa vào những mối quan hệ này. Bác sĩ gia đình, người bán hàng đầu ngõ hoặc nghệ nhân - tất cả những vai trò này đã được thay thế bởi các hoạt động kinh doanh lớn, trên mạng Internet, và thường không gắn bó với những cộng đồng sống trong khu vực lân cận. Nhiều gia đình ngày càng tách rời khỏi các hoạt động và tổ chức địa phương, nên trẻ em cũng mất đi mối quan hệ mở rộng.
5. Tất cả những thay đổi này gây áp lực đáng kể cho cả gia đình. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng khiến con cái có tâm lý xa cách với cha hoặc mẹ. Khi khoảng cách với cha mẹ ngày càng xa, theo thống kê, trẻ em gặp khó khăn hơn ở trường, gây hấn và có nhiều vấn đề về hành vi.
6. Trẻ em cũng thích nghi nhanh hơn nhiều với những thay đổi văn hóa hiện đại, khiến cha mẹ khó có thể theo dõi được. Bước nhảy vọt về công nghệ đã đào sâu thêm khoảng trống, tạo ra hình thức kết nối online luôn mới. Trẻ em gần hơn với thế giới kỹ thuật số, khiến trẻ em xa dần các mối quan hệ trong thế giới thực.
7. Bạn có biết không? Các mối quan hệ thực, gắn bó là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc. Trẻ em, và cả người lớn nữa, cần cộng đồng mở rộng, nơi mọi người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau về tinh thần. Ở đó, mọi người lớn đều cảm thấy vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ em và nâng đỡ các thế hệ tiếp theo.
(Còn tiếp)
----
Mai Mai - Family Education Mentor
Founder @LifeMentor.vn
Viết bình luận
Bình luận