10 BÀI HỌC TỪ CUỐN KỶ LUẬT TÍCH CỰC

10 BÀI HỌC TỪ CUỐN KỶ LUẬT TÍCH CỰC

1. Tập trung vào việc dạy dỗ, không trừng phạt: khi trẻ làm điều gì đó sai trái, hãy dạy trẻ các kỹ năng sống có giá trị thay vì dùng đến hình phạt. Kỷ luật phải là cơ hội học tập.

 

2. Đặt ra ranh giới rõ ràng và nhất quán: cha mẹ hãy đặt ra các kỳ vọng và quy tắc rõ ràng. Sự nhất quán giúp trẻ hiểu được hành vi nào là được chấp nhận.

 

3. Khuyến khích giải quyết vấn đề: cha mẹ rất thích đưa ra các giải pháp cho con chọn. Đây là một cái bẫy, tước đi trải nghiệm tự xử lý vấn đề của con. Hãy dạy trẻ suy nghĩ phản biện và tự giải quyết vấn đề.

 

4. Thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau: mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau; hãy đối xử với trẻ em một cách đàng hoàng từ đó khuyến khích trẻ tôn trọng người khác.

 

5. Khích lệ thay vì khen ngợi: các cha mẹ thường hay khen con giỏi quá, con ngoan quá. Lời khen chung chung không có tác dụng. Hãy tập trung vào việc khích lệ con tiếp tục cố gắng. Ghi nhận nỗ lực và tiến bộ thì mới giúp con xây dựng lòng tự trọng và động lực.

 

6. Cho trẻ tham gia vào quá trình ra quyết định: hãy cho trẻ tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến con. Sau đó mời trẻ tham gia vào các quyết định của gia đình. Khi trẻ là một phần của quyết định, con sẽ có Ý thức sở hữu và trách nhiệm với hành động của mình.

 

7. Dạy lòng trắc ẩn và sự tử tế: cách dạy tốt nhất là cha mẹ cũng sống tử tế. Trẻ con học bằng cách nhìn vào lối sống của cha mẹ. Dạy lòng trắc ẩn giúp trẻ xây dựng mối quan hệ bền chặt với người khác.

 

8. Làm mẫu hành vi mong muốn: làm mẫu , làm mẫu, và làm mẫu. Đây là cách hiệu quả để dạy các giá trị quan trọng.

 

9. Hậu quả tự nhiên và hợp lý: Cho phép trẻ trải nghiệm hậu quả tự nhiên hoặc hợp lý của hành động của mình. Đừng nói trước cho con hậu quả sẽ xảy ra là gì. Đừng giải thích việc này nên làm là vì sao. Đừng bảo con không làm việc kia là vì sao. Bạn cần rất nhiều nỗ lực để tìm mồm không hướng dẫn trước cho con.

 

10. Tự chăm sóc bản thân khi làm cha mẹ: chỉ khi cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì cha mẹ mới không nổi điên lên với con. Cha mẹ không bị áp lực, căng thẳng thì mới có thể bình tĩnh tĩnh chờ đợi con qua cơn giông tố.

 

Có hai việc quan trọng mà cha mẹ phải làm trong hành trình giáo dục con:

1. Là một nhà tư vấn chiến lược

2. vun đắp mối quan hệ bền chặt, tích cực với con

 

Có mỗi hai việc đó thôi, nhưng trong lòng bạn phải luôn luôn cam kết nuôi dạy những đứa trẻ tôn trọng, tháo vát và kiên cường.

====

Life Mentor - Tư vấn giáo dục từ nền tảng gia đình

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận