CÁCH TÌM NGƯỜI CỐ VẤN (PHẦN 2)

CÁCH TÌM NGƯỜI CỐ VẤN (PHẦN 2)

BƯỚC 2: TÌM MỘT NGƯỜI CỐ VẤN

1. Quyết định vai trò cụ thể của người bạn muốn trở thành cố vấn

Hãy viết ra bất cứ vấn đề nào hoặc những yêu cầu cụ thể bạn đặt ra trong lĩnh vực và chủ đề đó. Tốt nhất là bạn nên trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn muốn học điều gì?
  • Bạn mong đợi điều gì từ người cố vấn của mình?
  • Mối quan hệ cố vấn này sẽ “như thế nào”?
  • Tần suất bạn muốn gặp? Ở đâu?

2. Lập một danh sách những người có khả năng làm cố vấn cho bạn

  • Lập một danh sách những cố vấn tiềm năng theo tiêu chí cá nhân và mong muốn của bạn về mối quan hệ đó. Sắp xếp danh sách theo thứ tự, bắt đầu với những lựa chọn hàng đầu.
  • Tìm kiếm những người có “đầy đủ phẩm chất”. Nếu bạn thực sự ngưỡng mộ khả năng nhạy bén trong kinh doanh của ai đó nhưng không thể chịu đựng họ với tư cách là một con người bình thường, thì họ không thể là người cố vấn tốt cho bạn được.
  • Hướng tới mục tiêu cao. Những người giàu có và nổi tiếng đều có những trợ lý cá nhân học tập từ họ và tạo kết nối dựa trên mối quan hệ đó. Vậy tại sao đó không phải là bạn?
  • Kiểm tra lại xem công ty hay trường học của bạn có chương trình cố vấn chính thức có thể cho bạn đăng ký trong danh sách chờ người cố vấn không. Nếu có, hãy xem xét liệu nó đáp ứng được những mục tiêu của bạn không rồi sau đó đăng ký vào chương trình.

3. Hãy suy nghĩ về những gì mình sẽ nói

Đi đến gặp giáo sư sau giờ học và hỏi, “Em đang suy nghĩ: Liệu thầy có thể làm cố vấn giúp em được không ạ?” có thể sẽ làm họ sợ nếu bạn không giải thích ý của mình là gì. Nhờ ai đó làm cố vấn cho mình sẽ đặt ra vai trò quan trọng và tính cam kết cao với họ, nên nếu đó thực sự là người bạn đang tìm kiếm, hãy nói “Liệu thỉnh thoảng em có thể gặp thầy để đi uống cà phê và bàn về môn vật lý được không ạ?” Cần nói thật cụ thể và giải thích về những gì bạn đang tìm kiếm.

Hãy đảm bảo bạn đừng để lại ấn tượng xấu cho ai đó.

4. Bắt đầu tiếp cận người cố vấn tiềm năng của mình

Đi dần theo danh sách cho đến khi có ai đó đồng ý với mối quan hệ bạn đã vạch ra.

Nếu bạn không thể nhờ bất cứ ai ở lần đầu tiên, đừng lo lắng. Có thể vấn đề không phải ở bản thân bạn mà do kế hoạch của họ hoặc những vấn đề khác. Hãy bắt đầu lại và cân nhắc những người cố vấn có khả năng sẽ có nhiều thời gian hơn, hoặc ai đó sẵn sàng làm việc với bạn.

5. Lên kế hoạch gặp gỡ

Đừng để mối quan hệ treo lơ lửng ở đó khi đã có người đồng ý làm người cố vấn cho bạn. Hãy lên kế hoạch chắc chắn để hai người gặp gỡ và luyện tập, học hỏi hoặc giải quyết số phép tính trong bài tập về nhà của bạn trong một ngày cụ thể và giờ cụ thể nào đó.

Nếu cuộc gặp đầu tiên suôn sẻ, hãy lên kế hoạch cho những cuộc gặp tiếp theo. Bạn có thể cân nhắc đặt câu hỏi ở giai đoạn này kiểu như, “Liệu anh có phiền nếu chúng ta lập kế hoạch thường xuyên cho hoạt động này không?”

BƯỚC 3: GIỮ CHO MỐI QUAN HỆ CỐ VẤN LÀNH MẠNH

1. Lập một kế hoạch và tuân thủ

Thậm chí nếu mối quan hệ cố vấn chủ yếu duy trì qua email hoặc trực tuyến, nhưng cũng đừng cố thả bom người cố vấn của bạn với hàng tá câu hỏi cần lời khuyên vào phút chót nếu hành động đó không thích hợp ở giai đoạn đầu của mối quan hệ bạn mới thiết lập.

Nếu mối quan hệ đã đến lúc kết thúc một cách tự nhiên, thì bạn có thể chấm dứt một cách thoải mái. Nếu bạn cảm thấy tự tin mình đã đủ tiến bộ trong bất cứ kỹ năng nào bạn mong muốn học hỏi từ người cố vấn, rằng bạn đã tự tin đi tiếp mà không cần có những buổi gặp cà phê hằng tuần nữa, thì hãy nói như vậy.

2. Xây dựng mối quan hệ có lợi cho cả hai bên

Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể làm để đáp lại cho người cố vấn của mình.Khi bạn đã tiến bộ trong công việc rồi, hãy nhớ đến ai và điều gì đã mang bạn đến được chỗ đứng đó. Khi có cơ hội đến, đừng quên những người cố vấn đã giúp bạn trong cả chặng đường

3. Thể hiện sự trân trọng của bạn

Hãy giữ liên lạc với người cố vấn của mình để cập nhật cho họ về sự tiến bộ của bạn và nhớ cảm ơn họ vì những đóng góp cụ thể. Họ sẽ cảm thấy mình sống có ích, cần thiết và cũng rất giỏi trong lĩnh vực của mình.

Hãy thật cụ thể. Chỉ nói rằng, “Cảm ơn anh, sự giúp đỡ của anh rất hữu ích!” sẽ không thuyết phục bằng, “Em đã lập được kỷ lục doanh thu đợt vừa rồi là nhờ có những lời khuyên khởi đầu của anh. Cảm ơn anh rất nhiều!”

Sự biết ơn có thể đi kèm một món quà nhỏ như biểu hiện của lời “cảm ơn”. Món quà nhỏ như một quyến sách, một chai rượu hoặc một bữa ăn vào dịp đặc biệt là phù hợp.

4. Hãy nghiêm túc giữ gìn mối quan hệ chuyên nghiệp giữa bạn và người cố vấn

Bên cạnh việc tìm hiểu nền tảng chuyên môn của họ, bạn có thể hỏi về những điều họ quan tâm vào cuối những buổi gặp gỡ. Tìm kiếm mối quan tâm chung có thể là một cách để thiết lập mối quan hệ vững chắc hơn với cố vấn; mà cho dù bạn không tìm được mối quan tâm chung nào thì việc hỏi thăm về những điều họ có hứng thú cũng có thể thắt chặt sợi dây gắn kết giữa bạn và cố vấn mà không vượt quá ranh giới cá nhân.

(Nguồn: Sưu tầm)

“Life Mentor – Cha mẹ dẫn lối” là cộng đồng hỗ trợ các cha mẹ có con độ tuổi 10-18 trong hành trình giáo dục con, với các hoạt động chính:

  • Kết nối 1-1 với các Mentor thành công trong đa dạng lĩnh vực.
  • Định hướng sự nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm đa dạng các ngành nghề trong xã hội.
  • Giúp con xây dựng tư duy, kỹ năng xã hội và các bài học về quản trị cuộc sống chưa được dạy trong nhà trường.

Chúng tôi xây dựng dự án Life Mentor để lưu giữ lại những tri thức mà chúng tôi học được từ nhiều nguồn trên thế giới, như một di sản để lại cho các con mình, và nhiều trẻ em Việt Nam. 

Life Mentor mong muốn mọi trẻ em đều được thấu hiểu, tôn trọng, định hướng phát triển tiềm năng và sự nghiệp theo đúng năng lực và đam mê. Đội ngũ Mentor sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của mỗi bạn nhỏ. Hãy cùng chúng tôi chung tay nhé.

Liên hệ công việc: lifementor2021@gmail.com

Website: https://lifementor.vn

Group FB: https://www.facebook.com/groups/lifementor2021

Spotify: https://spoti.fi/3zXawQT

 

← Bài trước Bài sau →